Ngành Hàn Quốc học là một trong những ngành đào tạo khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin phục vụ đến tuyển sinh ngành học này cho mùa tuyển sinh sắp tới nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Hàn Quốc học là gì?
Hàn Quốc học là ngành học chuyên sâu về đất nước Hàn Quốc, bao gồm các nét văn hóa, lịch sử, kinh tế, dân tộc và ngôn ngữ người Hàn.
Chương trình học ngành Hàn Quốc học tại Việt Nam hầu như chỉ đào tạo chuyên sâu về Nam Hàn – Đại Hàn Dân Quốc (khác với Bắc Hàn là Triều Tiên).
Ngoài các kiến thức về ngôn ngữ, sinh viên ngành Ngôn ngữ học được đào tạo nền tảng căn bản với những môn học đặc biệt như Cơ sở văn hóa Việt Nam, xã hội học, lịch sử văn minh thế giới..
Ngoài ra, sinh viên ngành HQH cũng được trang bị thêm kiến thức văn phạm, từ vựng, dịch thuật, kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, nghiên cứu về các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước Hàn Quốc.
Các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, các hoạt động ngoại khóa cùng các cuộc thi, lễ hội mang nét văn hóa Hàn Quốc sẽ mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho các sinh viên chuyên ngành này.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học
Hiện nay hầu như các trường đều tuyển sinh ngành Hàn Quốc học theo dạng chuyên ngành của ngành Đông phương học.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tổng hợp thông tin các trường tuyển sinh ngành Hàn Quốc học, không tổng hợp các trường chỉ xét tuyển dưới dạng chuyên ngành bạn nhé.
Danh sách các trường tuyển sinh ngành Hàn Quốc học năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội | 25.55 – 29.95 |
Học viện Ngoại giao | 28 – 29 |
Đại học Khoa học Thái Nguyên | 16.5 |
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG TP HCM | 25.45 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
Điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 16.5 và cao nhất là 29.95 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Hàn Quốc học
Các khối xét tuyển chính ngành Hàn Quốc học vào các trường đại học phía trên bao gồm:
- Khối DD2 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Hàn)
- Khối DH5 ()
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
- Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- Khối D83 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
- Khối D66 (Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
Chương trình đào tạo ngành Hàn Quốc học
Chương trình học ngành Hàn Quốc học tại các trường đại học ở Việt Nam ra sao?
Cùng Tuhoc.com.vn tìm hiểu chi tiết chương trình học ngành Hàn Quốc học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN nhé.
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG |
Triết học Mác – Lê nin |
Kinh tế chính trị Mác-Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tiếng Hàn B1 |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng-an ninh |
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC |
Học phần bắt buộc: |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Lịch sử văn minh thế giới |
Logic học đại cương |
Nhà nước và pháp luật đại cương |
Tâm lý học đại cương |
Xã hội học đại cương |
Tin học ứng dụng |
Kĩ năng bổ trợ |
Học phần tự chọn: |
Kinh tế học đại cương |
Môi trường và phát triển |
Thống kê cho khoa học xã hội |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
Nhập môn Năng lực thông tin |
Viết học thuật |
Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng |
Hội nhập Quốc tế và phát triển |
Hệ thống chính trị Việt Nam |
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Tiếng Hàn cho khoa học xã hội và nhân văn 1 |
Tiếng Hàn cho khoa học xã hội và nhân văn 2 |
Khởi nghiệp |
Khu vực học đại cương |
Nhập môn Nghiên cứu Hàn Quốc |
Học phần tự chọn: |
Lịch sử phương Đông |
Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông |
Văn hóa, văn minh phương Đông |
Kinh tế Đông Bắc Á |
Chính trị khu vực Đông Bắc Á |
Nhập môn quản trị văn phòng |
Văn hóa du lịch |
Tâm lý học quản lý |
Văn hóa tổ chức |
Tâm lí học xã hội |
Nghệ thuật học đại cương |
IV. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Lý thuyết Hàn ngữ hiện đại |
Tiếng Hàn nâng cao 1 |
Tiếng Hàn nâng cao 2 |
Học phần tự chọn: |
Kiến thức chuyên sâu của ngành: |
Tiếng Hàn chuyên ngành (Lịch sử) |
Tiếng Hàn chuyên ngành (Thương mại) |
Tiếng Hàn chuyên ngành (Văn hóa) |
Tiếng Hàn chuyên ngành (Chính trị -Xã hội) |
Tiếng Hàn chuyên ngành (Du lịch) |
Tiếng Hàn chuyên ngành (Báo chí truyền thông) |
Kiến thức liên ngành: |
Nghiệp vụ thư ký văn phòng |
Kinh doanh quốc tế |
Kỹ năng quản lý |
Giao tiếp và lễ tân ngoại giao |
V. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH |
Học phần bắt buộc: |
Địa lý Hàn Quốc |
Xã hội Hàn Quốc |
Văn hóa Hàn Quốc |
Lịch sử Hàn Quốc |
Tiếng Hàn nâng cao 3 |
Đối dịch Hàn – Việt |
Kỹ năng thảo luận và thuyết trình tiếng Hàn |
Giao tiếp liên văn hóa Hàn-Việt |
Học phần tự chọn: |
Nghệ thuật Hàn Quốc |
Quan hệ liên Triều |
Đọc hiểu tác phẩm văn học Hàn Quốc |
Di sản văn hóa Hàn Quốc |
Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc |
Hán – Hàn cơ sở |
Tư tưởng và tôn giáo Hàn Quốc |
Thể chế chính trị Hàn Quốc |
Kinh tế và xã hội tiêu dùng Hàn Quốc |
Quan hệ quốc tế Hàn Quốc |
Lịch sử văn học Hàn Quốc |
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp / các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Niên luận |
Thực tập, thực tế |
Khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp |
Ứng dụng tiếng Hàn tổng hợp |
Hàn Quốc đương đại |
Cơ hội việc làm ngành Hàn Quốc học
Sinh viên ngành Hàn Quốc học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp có thể thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:
- Biên – Phiên dịch viên tiếng Hàn tại các cơ quan, tổ chức ngoại giao, doanh nghiệp Hàn Quốc
- Công tác tại các Đại sứ quán, lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế
- Nhân viên văn phòng tại các công ty Hàn Quốc
- Hướng dẫn viên du lịch
- Giảng viên ngành đào tạo tiếng Hàn tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo
- Làm việc tại các tổ chức nhà nước như cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện, viện nghiên cứu khoa học xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình trung ương…
Mức lương ngành Hàn Quốc học
Hàn Quốc học là một trong những ngành học có mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường lớn trong top hiện nay, khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc mà sẽ có sự thay đổi, cụ thể như sau:
- Mức lương trung bình nghề phiên dịch tiếng Hàn là ~ 15 triệu đồng/tháng
- Mức lương trung bình cao của các phiên dịch viên tiếng Hàn là ~ 17 triệu đồng/tháng
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin tổng hợp về ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Chúc các bạn có những sự lựa chọn ngành, chọn nghề chính xác nhất.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.