Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Kinh tế quốc tế là rất lớn, vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành này luôn rộng mở. Ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong những ngành học “hot” ở nước ta, điểm chuẩn luôn nằm hàng tốp đầu khối ngành kinh tế.
Các bạn yêu thích kinh tế quốc tế và xem đây là một trong những lựa chọn ngành học mà mình mong muốn có thể tham khảo những thông tin quan trọng về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu chung về ngành Kinh tế quốc tế
Kinh doanh quốc tế (International Business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là một công việc giao dịch giữa nước này với nước khác, quốc gia này với quốc gia khác, là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh.
Trong khi đó, Kinh tế quốc tế (International Economics) là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học đi sâu vào nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Phạm vi của Kinh tế quốc tế rất rộng, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Ngành Kinh tế quốc tế có vai trò lớn về mặt lý thuyết, thực nghiệm và mô tả.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế sẽ giúp cung cấp cho sinh viên cá kiến thức nền tảng về kinh tế đa quốc qua, thương mại quốc tế, tài chính, đầu tư, kinh doanh, chính sách quốc tế, đối ngoại.
Theo đuổi ngành kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được học những kiến thức và kỹ năng như:
Về mặt kiến thức
- Quản trị kinh doanh
- Thương mại quốc tế
- Quản trị nhân lực quốc tế
- Chính sách đối ngoại
- Chiến lược kinh doanh quốc gia
- Thanh toán quốc tế
- Bảo hiểm ngoại thương
- Truyền thông quốc tế
- Xuất nhập khẩu quốc tế
Về mặt kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán quốc tế
- Kỹ năng thuyết trình
- Giao tiếp tiếng anh thương mại
- Đầu tư quốc tế
- Phân tích thị trường
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế
Có những trường nào đào tạo ngành Kinh tế quốc tế?
Tuhoc.com.vn cung cấp danh sách các trường tuyển sinh ngành Kinh tế quốc tế năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội | 35.33 |
Đại học Ngoại thương | |
Đại học Kinh tế quốc dân | 27.75 |
Học viện Ngoại giao | 26.15 |
Đại học Thương mại | 26.5 |
Đại học Thăng Long | 25.2 |
Học viện Chính sách và Phát triển | 24.7 |
Đại học Kinh tế Huế | 16 |
Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM | 25.75 |
Đại học Ngân hàng TPHCM | 24.65 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 17 |
Đại học Công nghệ TPHCM | 17 |
Đại học Văn Lang | 16 |
Điểm chuẩn ngành Kinh tế quốc tế năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 16 và cao nhất là 27.75 (thang điểm 30).
Mã ngành Kinh tế quốc tế là: 7310106
Các khối xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây xét tuyển tùy theo các trường trong bảng phía trên vào ngành Kinh tế quốc tế nhé.
Các khối xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế
Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần chung |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1, 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Ngoại ngữ |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng và an ninh |
Học phần của trường |
Toán cho các nhà kinh tế |
Pháp luật đại cương |
Kinh tế vi mô 1 |
Kinh tế vĩ mô 1 |
Học phần của ngành |
Quản lý học 1 |
Thống kê kinh tế |
Hệ thống thông tin quản lý |
Marketing căn bản |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở ngành |
Nguyên lý kế toán |
Lý thuyết tài chính tiền tệ 1 |
Kinh tế quốc tế 1 |
Nền kinh tế thế giới |
Hội nhập kinh tế quốc tế |
2. Kiến thức ngành |
Học phần bắt buộc |
Kinh tế lượng 1 |
Kinh tế phát triển |
Công pháp quốc tế |
Chính sách kinh tế đối ngoại 1 |
Chính sách quản lý công ty đa quốc gia |
Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế |
Kinh tế công cộng |
Kinh doanh quốc tế I |
Kinh tế thương mại |
Đề án chuyên ngành Kinh tế quốc tế |
Học phần tự chọn (chọn 5 học phần) |
Phân tích chính sách |
Tài chính công |
Kinh tế học biến đổi khí hậu |
Giao dịch và đàm phán kinh doanh |
Thương mại điện tử |
Nghiệp vụ ngoại thương 1 |
Kinh tế hải quan |
Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế |
3. Kiến thức chuyên sâu (Chọn 6 học phần): |
Kinh tế quốc tế 2 |
Chính sách kinh tế đối ngoại 2 |
Kinh tế ASEAN |
Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế |
Đầu tư quốc tế |
Tài chính quốc tế |
Kinh doanh quốc tế II |
Đấu thầu quốc tế |
Kế toán quốc tế |
Thuế quốc tế |
4. Chuyên đề thực tập |
(Yêu cầu đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học và GDQP & AN, GDTC theo quy định của NEU) |
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương sau khi ra trường
Hiện nay đang là thời đại của toàn cầu hóa, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế. Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế hay chuyên ngành hẹp Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các đơn vị:
- Bộ Công thương, bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các bộ, ngành có liên quan
- Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội
- Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế
- Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, các công ty logistics
- Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…
Nhiều vị trí công việc chờ nhân sự ngành Kinh tế quốc tế có thể kể như:
- Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
- Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)…hay các tổ chức phi chính phủ (iNGOs).
- Nhân viên kinh doanh quốc tế
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên marketing quốc tế
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Đối với sinh viên mới ra trường, bạn có thể kiếm được 7 – 10 triệu/tháng. Khi đã làm việc 2 – 3 năm, nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương của ngành kinh tế quốc tế có thể lên tới 25 – 30 triệu/tháng. Khi gia nhập các công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài thì mức lương của bạn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa.
Những tố chất để thành công trong ngành kinh tế quốc tế
Để trở thành một nhân sự tiềm năng trong ngành kinh tế quốc tế, bạn cần rèn luyện những đặc điểm sau:
- Chuyên môn và kiến thức về kinh tế, kinh doanh, thị trường.
- Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kỹ năng thuyết phục và đàm phán.
- Tính nhạy bén trong nắm bắt thông tin và theo kịp những xu thế mới của toàn cầu.
- Sự quyết đoán.
- Khả năng làm việc độc lập.
- Chịu được áp lực tốt.
Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế
Để có những góc nhìn thú vị nhưng cũng gần gũi về kinh tế, Tuhoc.com.vn gợi ý các bạn tìm đọc cuốn “Người trong muôn nghề: Ngành Kinh tế có gì?” – cuốn sách bao gồm những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế.
“Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì?” giúp bạn hiểu ngành Kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Sales, Marketing, Nhân sự, Xuất nhập khẩu,… mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, Chuyên viên đầu tư, Thương mại điện tử, Nghiên cứu, Làm chính sách, Khởi nghiệp,…
Đây cũng là cuốn sách đầu tiên “giải ảo” các quan niệm như: Làm kinh tế, kinh doanh chẳng cần học những thứ lý thuyết mơ hồ trong trường hay Ra trường mà không làm đúng ngành, đúng nghề thì… chết. Bạn sẽ thấy: Các môn học đều có lý do để tồn tại; Ngành Kinh tế có thể phân loại được rõ ràng; Dân Kinh tế ai cũng từng ít nhiều… mông lung, ít nhiều làm trái ngành, trái nghề.
Bạn có thể đặt mua cuốn sách tại: Tiki
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.