Ngành Quan hệ quốc tế là ngành học thuộc nhóm truyền thông đa lĩnh vực liên quan tới quan hệ giữa các quốc gia.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin quan trọng về ngành quan hệ quốc tế trong bài viết sau đây.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Quan hệ quốc tế là gì?
Quan hệ quốc tế (tiếng Anh là International Relationship) là ngành học nghiên cứu về các vấn đề quốc tế bao gồm chính trị, kinh tế, luật.
Quan hệ quốc tế sử dụng nhiều công cụ và phương tiện để có thể đạt được mục đích, trong đó có các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, điện ảnh hay các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… để có thể truyền tải thông điệp trên phạm vi toàn thế giới.
Một số chuyên ngành thuộc Quan hệ quốc tế bao gồm: Thông tin đối ngoại, Truyền thông quốc tế và Truyền thông toàn cầu.
Các trường đào tạo ngành Quan hệ quốc tế
Nên học ngành Quan hệ quốc tế ở trường nào?
Các trường trên toàn quốc thường xuyên có sự thay đổi về các ngành học xét tuyển trong thông tin tuyển sinh hàng năm. Chính bởi vậy Tuhoc.com.vn cũng luôn cập nhật thông tin dựa theo thay đổi đó một cách mới nhất.
Các trường tuyển sinh ngành Quan hệ quốc tế trong năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 34.17 – 35.77 |
Học viện Ngoại giao | 25.85 – 27.85 |
Đại học Duy Tân | |
Đại học Ngoại ngữ – Tin học | 22 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHCM | 26.2 – 26.6 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 19 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
Điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27.85 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Quan hệ quốc tế
Với các trường đại học, học viện phía trên, các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau đăng ký ngành Quan hệ quốc tế:
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối D14 (Văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- Và một số các khối ít được sử dụng khác như D03, D72, D78, C15, C19, A00, D15, D07, D11
Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế
Nếu bạn đang quan tâm ngành Quan hệ quốc tế sẽ học những môn gì thì có thể tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM.
Sinh viên ngành Quan hệ quốc tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM sẽ được học các môn sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1, 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đại cương pháp luật Việt Nam |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Xã hội học đại cương |
Thực hành văn bản tiếng Việt |
Lịch sử văn minh thế giới |
Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quan hệ quốc tế |
Học phần tự chọn (Chọn 1 môn) |
Logic học |
Phương pháp luận sáng tạo |
Tâm lý học đại cương |
Nghe tiếng Anh 1,2 |
Nói tiếng Anh 1,2 |
Đọc tiếng Anh 1,2 |
Viết tiếng Anh 1,2 |
Thiết kế đồ họa |
Tin học đại cương |
Giáo dục quốc phòng |
Giáo dục thể chất 1,2 |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1/ Kiến thức cơ sở khối ngành |
Học phần bắt buộc |
Lịch sử quan hệ quốc tế |
Lịch sử thế giới cận hiện đại |
Nhập môn ngành Quan hệ quốc tế |
Học phần tự chọn (Chọn 2 môn): |
Luật thương mại quốc tế |
Soạn thảo văn bản đối ngoại |
Quản trị học |
2/ Kiến thức cơ sở ngành |
Học phần bắt buộc |
Lý thuyết Quan hệ quốc tế |
Báo chí thông tin – Đối ngoại |
Văn hóa tổ chức |
Chính trị học |
Học phần tự chọn (Chọn 2 môn): |
Quản trị con người |
Tiếp thị căn bản |
Đàm phán quốc tế |
Toàn cầu hóa |
3/ Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành |
Kỹ năng viết biên bản và báo cáo tiếng Anh |
Kỹ năng tranh luận tiếng Anh |
Kỹ năng thuyết trình tiếng Anh |
Kỹ năng tiếng Anh văn phòng |
Kỹ năng đọc – viết tiếng Anh trong quan hệ quốc tế |
Hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành 1 |
Hoạt động phát triển kỹ năng nói tiếng Anh chuyên ngành 2 |
4/ Kiến thức chuyên ngành (Lựa chọn 1 trong các chuyên ngành) |
4.1 Chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao |
Học phần bắt buộc: |
An ninh châu Á – Thái Bình Dương |
Quan hệ các nước trong khu vực ASEAN và Việt Nam |
Chính sách đối ngoại các nước lớn Âu – Mỹ |
Công pháp quốc tế |
Tư pháp quốc tế |
Chính sách đối ngoại nước lớn Châu Á |
Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ quốc tế hiện đại |
Hợp đồng thương mại Quốc tế |
Chính sách đối ngoại Việt Nam |
An ninh – xung đột quốc tế |
Học phần tự chọn (Chọn 3 môn): |
Luật môi trường quốc tế |
Hội nhập và xung đột văn hóa |
Quan hệ kinh tế Quốc tế |
Địa lý kinh tế Thế giới |
Địa chính trị |
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao: |
Kỹ năng làm việc đội nhóm |
Soạn thảo thư tín thương mại |
Phát ngôn viên tổ chức |
Tổng quan Quan hệ công chúng |
Kỹ năng viết báo |
Quản trị sự kiện |
Quản trị nguồn nhân lực |
Học phần tự chọn (chọn 3 môn): |
Luật cạnh tranh |
Luật lao động |
Luật Sở hữu trí tuệ |
Xử lý khủng hoảng |
Văn hóa giao tiếp |
4.2 Chuyên ngành Quan hệ công chúng |
Học phần bắt buộc: |
Quan hệ công chúng |
Truyền thông doanh nghiệp |
Truyền thông trực tuyến |
Xử lý khủng hoảng |
Quan hệ công chúng và quảng cáo |
Quản trị dự án PR |
Quản trị sự kiện |
Quan hệ công chúng và thương hiệu |
Tiếp thị sự kiện |
Học phần tự chọn (Chọn 3 môn): |
Quan hệ lao động |
Toàn cầu hóa trong truyền thông |
Quan hệ chính quyền |
Mỹ học |
Kỹ năng viết kịch bản truyền hình |
Kiến thức bổ trợ chuyên ngành Quan hệ công chúng: |
Phát ngôn viên tổ chức |
Luật sở hữu trí tuệ |
Ứng xử trong quan hệ công chúng |
Kỹ năng viết báo in |
Quản trị nguồn nhân lực |
Soạn thảo thư tín quan hệ công chúng |
Học phần tự chọn (chọn 2 môn): |
Luật môi trường quốc tế |
Kỹ năng xin tài trợ |
Nhiếp ảnh-Quay phim |
Luật lao động |
III. Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế |
Khóa luận tốt nghiệp |
hoặc học phần thay thế nếu không làm khóa luận tốt nghiệp: |
Chuyên ngành Chính trị – Ngoại giao |
Nghiên cứu thị trường |
Lễ tân ngoại giao |
Chuyên ngành Quan hệ công chúng |
Nghiên cứu thị trường |
Khánh tiết lễ tân |
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Quan hệ quốc tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế sở hữu các kiến thức và kỹ năng phù hợp có thể thử sức bản thân ở nhiều vị trí công việc liên quan tới đối ngoại, hợp tác quốc tế, báo chí và truyền thông quốc tế, cụ thể như sau:
- Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước
- Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán
- Điều phối viên dự án tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, công ty, doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện
- Phóng viên, biên tập viên báo chí tại quốc tế
- Chuyên viên công tác truyền thông, quản lý báo chí
- Biên – Phiên dịch viên quốc tế
- Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông
- Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc
- …
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.