Ngành Tài chính Ngân hàng luôn nằm trong top những ngành có mức lương cao cùng cơ hội việc làm rộng mở. Chính vì vậy, ngành học này luôn có sức hút hấp dẫn trong các kỳ tuyển sinh. Vậy ngành Tài chính Ngân hàng học gì? gồm những chuyên ngành nào? có những trường nào đào tạo ngành này? và cơ hội nghề nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng như thế nào? Nếu bạn đang có ý định xét tuyển vào ngành này thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Ngành Tài chính ngân hàng là gì?
Dù cho nền kinh tế có trầm lặng đi chẳng nữa thì ngành tài chính – ngân hàng vẫn là ngành nghề cần thiết, nó liên quan đến các dịch vụ giao dịch tiền tệ và đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chính sách tiền tệ. Đây là một trong những ngành nghề trọng điểm, cần một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao cùng với sự hồi phục trở lại của lĩnh vực Tài chính, ngân hàng trong thời gian gần đây.
Vì vậy, ngành Tài Chính – Ngân Hàng đang thu hút số lượng các bạn trẻ quan tâm và chọn làm nghề nghiệp trong tương lai.
Ngành Tài chính – Ngân hàng gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Tài Chính – Ngân hàng được chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Việc tìm hiểu thật kỹ các chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp theo năng lực và sở thích của bản thân.
Tùy theo mục tiêu đào tạo của từng trường đại học mà chương trình đào tạo của ngành Tài chính – Ngân hàng gồm các chuyên ngành tiêu biểu như sau:
Chuyên ngành Quản lý tài chính công
Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết và đánh giá, tư vấn về các chính sách công, đồng thời nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp những thông lệ quốc tế để áp dụng một cách hiệu quả khi thực hiện quản lý tài chính tại các tổ chức tài chính và sử dụng ngân sách nhà nước.
Các môn học gắn với chuyên ngành Quản lý tài chính công gồm: Tài chính công, Kế toán công, Quản lý tài chính đơn vị công, Hoạch định chiến lược thuế…
Chuyên ngành Thuế
Bạn phân vân không biết Tài chính – Ngân hàng gồm những chuyên ngành nào và nên học chuyên ngành nào? Vậy thì hãy thử bắt đầu tìm hiểu từ chuyên ngành Thuế. Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về thuế, bao gồm: Lý thuyết thuế, chính sách thuế và các luật về thuế. Trong quá trình học, sinh viên học chuyên ngành Thuế sẽ nắm vững các quy trình quản lý thuế, lập hồ sơ kê khai thuế, các cam kết về thuế.
Chuyên ngành Tài chính quốc tế
Đây là một trong các chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất hiện nay. Nhiệm vụ của chuyên ngành Tài chính quốc tế là đào tạo chuyên sâu về kiến thức và các nghiệp vụ về tài chính quốc tế như: thương mại quốc tế, kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế. Ngoài ra, sinh viên cần phải nắm vững các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, quản trị tài chính các công ty đa quốc gia.
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Chương trình đào tạo của chuyên ngành này bao gồm các kiến thức chung về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Đi kèm với đó là kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như phân tích, hoạch định chiến lược và quản trị tài chính.
Sau khi tốt nghiệp, sinh việc thuộc ngành Tài chính doanh nghiệp sẽ có khả năng thẩm định dự án, phân tích báo cáo tài chính, huy động – quản lý – sử dụng vốn và nắm vững kiến thức về tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ doanh nghiệp.
Chuyên ngành Tài chính bảo hiểm
Chuyên ngành Tài chính bảo hiểm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính, kinh tế, xã hội, ngân hàng và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm. Sau khi học xong chuyên ngành, sinh viên sẽ sở hữu kỹ năng đàm phán, định phí bảo hiểm, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm… với khách hàng.
Chuyên ngành Ngân hàng
Đây là một trong các chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng mà đa số các trường đại học đều có đào tạo. Sinh viên chuyên ngành Ngân hàng được trang bị kiến thức chuyên sâu về tiền tệ, tài chính, ngân hàng, quản trị vốn, quản trị tín dụng và tài sản… Ngoài ra, sinh viên còn được học về các công cụ quản lý rủi ro tài sản, các định chế tài chính phi ngân hàng, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thuế, kế toán, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp…
Chuyên ngành Hải quan
Sinh viên theo học chuyên ngành Hải quan sẽ có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Những kiến thức liên quan đến quản lý nhà nước, những quy định về pháp luật về hải quan cũng như các cam kết quốc tế hải quan cũng được giảng dạy chi tiết trong chương trình đào tạo để sinh viên có thể ứng dụng vào công việc.
Chuyên ngành Định giá tài sản
Khi theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá chứng khoán, cơ chế vận hành tài sản, quy trình hạch toán kế toán. Các nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn cũng được giảng dạy chi tiết để sinh viên nắm chắc và áp dụng chính xác trong công việc sau này.
Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
Trong chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính, sinh viên được đào tạo các kiến thức về phân tích tài chính tầm vi mô và vĩ mô, chi phí và dự báo tài chính, quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính…
Chuyên ngành Đầu tư tài chính
Sinh viên chuyên ngành Đầu tư tài chính được trang bị các kiến thức, nghiệp vụ liên quan đến thị trường tài chính, các hoạt động của cơ quan quản lý thị trường tài chính cũng như các kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này. Trong quá trình học tập, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính, quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường…
Đầu tư chứng khoán
Với chuyên ngành Đầu tư chứng khoán, sinh viên sẽ được học kiến thức cơ bản và nâng cao về thị trường chứng khoán và rèn luyện khả năng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật về thị trường chứng khoán. Qua đó có khả năng tham gia đầu tư và quản lý danh mục đầu tư có hiệu quả trên thị trường chứng khoán.
Học Tài chính – Ngân hàng ở đâu?
Bởi đây là một ngành học vô cùng quan trọng nên hầu như các trường đại học đa ngành và trường tài chính nào cũng tuyển sinh và đào tạo. Đầu tiên, Tuhoc.com.vn xin điểm danh TOP 10 trường đại học trên cả nước về chất lượng đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng, và sau đó xin gửi tới các bạn danh sách tất cả các trường và điểm chuẩn đi kèm.
TOP 10 trường đại học đào tạo ngành Tài chính ngân hàng chất lượng nhất:
Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University, viết tắt là NEU) là một trong những trường đại học hàng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý tại Việt Nam. Đây luôn lựa chọn sáng giá trong mọi mùa tuyển sinh. Được trang bị cơ sở vật chất hàng đầu, khối lượng sách giáo trình, sách tham khảo đồ sộ trong thư viện, Đại học Kinh tế Quốc dân đang ngày càng thu hút rất đông sinh viên đến học tập và rèn luyện hàng năm
Hiện nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Quốc tế, Tài chính công, Quản lý thuế, Thị trường Chứng khoán, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Cử nhân quốc tế chuyên ngành Công nghệ Tài chính (Fintech) do Viện Ngân hàng Tài chính liên kết với Đại học Á Châu (Đài Loan), tổng thời gian đào tạo là 4 năm
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.
Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Website: https://neu.edu.vn/
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội ( University of Economics and Business – Vietnam National University, Hanoi; VNU-UEB) được thành lập ngày 6/3/2007. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.
Hiện nay, trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
Địa chỉ: 44 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://ueb.edu.vn/
Đại học Ngoại Thương
Chính thức thành lập vào năm 1960, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam, một trong những trường đại học chuyên đào tạo và giảng dạy về khối ngành kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Hiện nay, Trường Đại học Ngoại thương đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ Tài chính (Fintech), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.
Địa chỉ:
- Cơ sở Hà Nội: 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
- Cơ sở TP.HCM: 15 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, TP.HCM.
- Cơ sở Quảng Ninh: 260 Bạch Đằng, Nam Khê, Uông Bí, Quảng Ninh
Website: https://ftu.edu.vn/
Đại học Kinh tế TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (University of Economics Ho Chi Minh City) là một trường đại học chuyên ngành kinh tế tại Việt Nam, được đánh giá là một trong 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế đứng đầu thế giới. Được xếp vào nhóm Đại học trọng điểm quốc gia, là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của cả nước. Trường đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho Chính phủ, và các doanh nghiệp lớn.
Hiện nay, trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng với các chuyên ngành: mảng Tài Chính (Tài Chính, Tài Chính Quốc Tế, Đầu Tư Tài Chính, Bảo Hiểm, Quản Trị Rủi Ro Tài Chính) và mảng Ngân Hàng (Ngân hàng, Thị trường chứng khoán, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng quốc tế, Quản trị tín dụng,…), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính, Công cụ và thị trường tài chính, tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Thạc sỹ điều hành cao cấp – chuyên ngành Ngân hàng, tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính, tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
Địa chỉ:
- Cơ sở A: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. HCM.
- Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. HCM.
- Cơ sở I: 17 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP. HCM.
- Cơ sở Nam Thành phố – Khu chức năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Website: https://www.ueh.edu.vn/
Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
Đại học Kinh tế Đà Nẵng là trường đại học đứng đầu về đào tạo trong lĩnh vực kinh tế tại miền Trung, trực thuộc hệ thống Đại học Đà Nẵng và đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế lớn nhất của khu vực miền Trung.
Hiện nay, Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ Tài chính (Fintech), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Cử nhân quốc tế song bằng chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng do Đại học Toulon (Pháp) và Đại học Ngân hàng TP.HCM mỗi bên cấp 1 bằng với tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
- Cử nhân quốc tế do đối tác cấp bằng: chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng, tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.
Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, Bắc Mỹ Phú, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Website: http://due.udn.vn/
Đại học Kinh Tế – Tài chính
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Economics and Finance) là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam. Trường theo đuổi mục tiêu là đại học hàng đầu Việt Nam và hướng tới chuẩn mực đào tạo quốc tế kết hợp với tiêu chuẩn giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập, đào tạo chuyên sâu về Kinh tế Tài chính đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Hiện nay, trường Đại học Kinh Tế – Tài chính đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Ngân hàng, Tài chính Doanh nghiệp, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
Địa chỉ: Số 141 – 145 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Website: https://www.uef.edu.vn/
Học viện Ngân hàng
Được thành lập từ năm 1961, Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trụ sở chính tại Hà Nội và các phân viện tại Bắc Ninh và Phú Yên. Học viện Ngân hàng đang là trường đại học đa ngành theo hướng nghề nghiệp- ứng dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trở thành trường đại học đi đầu trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng tại Việt Nam.
Với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành, trường đã thu hút hàng chục nghìn học sinh, sinh viên từ khắp nơi trên cả nước ở tất cả các bậc học từ cao đẳng, đại học và sau đại học. Đây cũng là địa chỉ đào tạo ngành Kế toán nổi tiếng ở nước ta.
Hiện nay, Học viện Ngân hàng đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao, tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Chương trình cử nhân quốc tế Sunderland (Vương quốc Anh) với tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 hoặc 4 năm (tùy đầu vào).
Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Số 12 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Phân viện Bắc Ninh: Số 331 Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân viện Phú Yên: Số 441 Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Website: https://www.hvnh.edu.vn/
Học viện Tài chính
Được thành lập năm 1963, Học viện Tài chính, tiền thân là Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương với sứ mệnh “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính kế toán tốt nhất cho xã hội”. Đến nay, Học viện Tài Chính đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Việt Nam với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á.
Hiện nay, Học viện Tài chính đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng gồm 10 chuyên ngành: Quản lý tài chính công, Thuế, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Hải quan và Nghiệp vụ ngoại thương, Ngân hàng, Định giá tài sản, Phân tích chính sách tài chính, Đầu tư tài chính với tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 hoặc 4 năm (tùy đầu vào).
- Trụ sở chính – Cơ sở đào tạo: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo: Số 19C ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo: Số 4, ngõ 1 Hàng Chuối, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo: Số 162 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
Website: https://hvtc.edu.vn/
Đại học Ngân hàng TP.HCM
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM được thành lập năm 1957, là một trong những trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Với chất lượng đào tạo chuyên sâu cùng với cơ sở vật chất khang trang với đa dạng cơ hội việc làm sau khi ra trường, trường chính là nơi uy tín để các bạn sinh viên gửi gắm tương lai của bản thân tại đây.
Hiện nay, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng như sau:
- Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho hệ Đại trà và hệ Chất lượng cao với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ Tài chính (Fintech), tổng thời gian đào tạo là 4 năm.
- Cử nhân quốc tế song bằng chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng do Đại học Toulon (Pháp) và Đại học Ngân hàng TP.HCM mỗi bên cấp 1 bằng với tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
- Cử nhân quốc tế do đối tác cấp bằng: chuyên ngành Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng, tổng thời gian đào tạo là 3-4 năm.
- Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 2 năm.
- Tiến sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tổng thời gian đào tạo là 3 năm.
Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 36 Tôn Tất Đạm, quận 1, TP.HCM
- Cơ sở đào tạo: 39 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM.
- Cơ sở đào tạo: số 56 Hoàng Diệu 2, TP.Thủ Đức, TP.HCM.
Website: https://buh.edu.vn/
Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia Hồ Chí Minh
Được thành lập vào năm 2003, Trường Đại học Quốc tế (tên tiếng Anh: International University – IU) là một trong bảy trường đại học thành viên trực thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, đây là trường đại học công lập sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Trường đào tạo chủ yếu các ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý, kĩ thuật, công nghệ. Xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế từ đội ngũ giảng viên, giáo trình và lộ trình đào tạo, trường liên kết với các trường đại học thuộc top đầu ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Châu Âu,…
Hiện nay, trường Đại học Quốc Tế đang có các chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng với hai chuyên ngành với tổng thời gian đào tạo là 4 năm
- Chuyên ngành Ngân hàng và đầu tư tài chính
- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Website: https://hcmiu.edu.vn/
Ngành tài chính ngân hàng là ngành học vô cùng quan trọng nên hầu như các trường đại học đa ngành và trường tài chính nào cũng tuyển sinh và đào tạo
Điểm chuẩn và khối thi ngành Tài chính – Ngân hàng
Các bạn có rất nhiều lựa chọn để xét tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng. Tuy nhiên thường mỗi trường sẽ chỉ sử dụng 4 tổ hợp để xét vào 1 ngành học. Dưới đây là những tổ hợp xét tuyển bạn nên tham khảo.
Những tổ hợp xét tuyển phổ biến cho ngành Tài chính ngân hàng, được sử dụng bởi hầu hết các trường:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Khối ít được sử dụng hơn:
- Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
- Khối A07 (Toán, Sử, Địa)
- Khối A08 (Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối A09 (Toán, Địa lí, GDCD)
- Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối C03 (Văn, Toán, Sử)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C20 (Văn, Địa lí, GDCD)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
- Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)
- Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)
Ngành Tài chính ngân hàng có mã ngành là 7340201.
Dưới đây là danh sách Tuhoc.com.vn đã tổng hợp được toàn bộ các trường xét tuyển và điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng trong hai năm gần nhất 2021 và 2022.
Tên Trường | Điểm chuẩn | |
---|---|---|
2021 | 2022 | |
Học viện Ngân hàng | 0 | 26.1 |
Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội | 35.75 | 33.18 |
Trường Đại học Mỏ – Địa chất | 18 | 22 |
Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương | 14 | 14 |
Trường Đại học Hải Dương | 15.5 | 14.5 |
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh | 15 | 0 |
Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM | 0 | 20.1 |
Trường Đại học Gia Định | 15 | 15 |
Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM | 25.65 | 25.05 |
Trường Đại học Tài chính – Kế toán | 15 | 15 |
Trường Đại học Kinh tế – Công nghiệp Long An | 15 | 15 |
Học viện Ngân hàng | 0 | 25.8 |
Trường Đại học Quốc Tế – ĐHQG TP.HCM | 24.5 | 22 |
Trường Đại học Phan Thiết | 14 | 15 |
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum | 0 | 15 |
Trường Đại học Nam Cần Thơ | 22 | 19 |
Học viện Ngân hàng | 0 | 26.1 |
Trường Đại học Giao thông Vận tải | 24.55 | 24.95 |
Trường Đại học Thái Bình | 17.3 | 17.25 |
Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | 0 | 15 |
Trường Đại học Điện Lực | 21.5 | 23.65 |
Trường Đại học Trưng Vương | 0 | 15 |
Trường Đại học Nguyễn Trãi | 18.75 | 16 |
Học viện Ngân hàng | 26.5 | 0 |
Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM | 15 | 15 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 25.4 | 24.8 |
Trường Đại học Kiên Giang | 14 | 14 |
Trường Đại học Cửu Long | 15 | 15 |
Trường Đại học Đông Á | 15 | 15 |
Trường Đại học Bình Dương | 15 | 15 |
Trường Đại học Tiền Giang | 15 | 20 |
Trường Đại Học Công nghiệp Việt-Hung | 16 | 0 |
Trường Đại học Bạc Liêu | 18 | 18 |
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM | 19 | 19.5 |
Trường Đại học Tây Đô | 15 | 16 |
Trường Đại học Kinh tế – Đại Học Đà Nẵng | 25.25 | 23.75 |
Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM | 20 | 18 |
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 25.25 | 26 |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 15 | 16 |
Trường Đại học Thủy lợi (CS Phía Bắc) | 0 | 24.8 |
Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II) | 21.5 | 0 |
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM | 25.9 | 26.1 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 34.8 | 36.75 |
Trường Đại học Nha Trang | 20 | 18 |
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải | 0 | 23.55 |
Trường Đại học Hoa Sen | 16 | 16 |
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 25.45 | 24.7 |
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên | 16 | 16 |
Trường Đại học Lao động – Xã hội | 18 | 22.7 |
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên | 20 | 18 |
Trường Đại học Công nghệ Đông Á | 15 | 15 |
Trường Đại học Hùng Vương | 17 | 17 |
Trường Đại học An Giang | 20.5 | 22.6 |
Đại học Mở Hà Nội | 24.7 | 23.6 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 | 15 |
Trường Đại học Mở TP.HCM | 25.85 | 23.6 |
Trường Đại học Mở TP.HCM | 25.85 | 20.6 |
Trường Đại học Tây Bắc | 15 | 0 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 25.4 | 23.5 |
Học viện Ngân hàng | 26.5 | 0 |
Trường Đại học Trà Vinh | 15 | 15 |
Trường Đại học Văn Hiến | 19 | 22 |
Trường Đại học Hà Nội | 35.27 | 32.13 |
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM | 22.75 | 23.5 |
Trường Đại học Đồng Tháp | 18 | 15 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 26.55 | 26.05 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 26.3 | 25.8 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 25.5 | 24.75 |
Trường Đại học Sài Gòn | 23.9 | 22.44 |
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 | 15 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 25.6 | 24.65 |
Trường Đại học Đà Lạt | 16 | 16 |
Trường Đại học Thủ Dầu Một | 16.5 | 17 |
Trường Đại học Vinh | 17 | 18 |
Trường Đại học Văn Lang | 19 | 16 |
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội | 25.83 | 25.2 |
Trường Đại học Duy Tân | 14 | 14 |
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM | 18 | 17 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 16 | 17 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 34.8 | 33 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 25.5 | 24.75 |
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải | 23.9 | 0 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 25.5 | 24.75 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 34.8 | 28 |
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM | 16 | 0 |
Trường Đại học Hà Tĩnh | 15 | 15 |
Ngành Tài chính – Ngân hàng học những gì?
Kiến thức
- Kiến thức giáo dục đại cương: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Toán Cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Pháp luật đại cương, Tin học đại cương
- Kiến thức cơ sở ngành: Kế toán tài chính, Quản trị tài chính, Nguyên lý quản trị, Các định chế tài chính và thị trường tài chính, Phân tích Kinh doanh và định giá,…
- Kiến thức ngành: Kế toán quản lý, Quản trị tài chính, Lý thuyết quản lý doanh mục đầu tư và phân tích đầu tư, Ngân hàng thương mại, Tài chính quốc tế, Quản trị tài chính quốc tế, Tài chính hành vi,..
- Kiến thức chuyên ngành: Chứng khoán có thu nhập cố định, Chứng khoán phái sinh và (công cụ) quản lý rủi ro, Phân tích tín dụng và cho vay, Quản trị tài chính quốc tế, Lý thuyết quản lý danh mục đầu tư và Phân tích đầu tư, Quản lý vốn lưu động, Tài chính cá nhân….
Kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.
- Kỹ năng phân tích và phản biện.
- Kỹ năng tự đào tạo và nhận thức triển vọng.
- Kỹ năng giao dịch trong kinh doanh ngân hàng
- Kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin.
Bằng cấp, chứng chỉ nên có:
Ngoài các chứng chỉ thường thấy trong các chuẩn đầu ra của các trường đại học như chứng chỉ Tiếng Anh (IELTS, TOEIC,…), chứng chỉ Tin học (MOC, IC3,…), nếu bạn muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp thì bạn cần phải tích lũy cho mình một số chứng chỉ chuyên ngành Tài chính ngân hàng sau đây:
- CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính.
- CFP (Certified Financial Planner): Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính.
- CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst): Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế.
- ChFC (Chartered Financial Consultant): Chứng chỉ tư vấn tài chính.
- CMT (Chartered Market Technician): Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường,….
- FRM (Financial Risk Manager): Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính.
Chương trình đào tạo
Để các bạn có cái nhìn thực tế hơn, xin giới thiệu tới các bạn khung chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng của trường Học viện Tài chính.
Ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện tài chính được chia thành 10 chuyên ngành, chúng ta sẽ tham khảo chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp nhé.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
Học phần bắt buộc |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin 1, 2 |
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Ngoại ngữ cơ bản 1, 2 |
Toán cao cấp 1, 2 |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
Pháp luật đại cương |
Tin học đại cương |
Học phần tự chọn (Chọn 6 tín chỉ trong các học phần sau): |
Lịch sử các học thuyết kinh tế |
Xã hội học |
Quản lý hành chính công |
Kinh tế môi trường |
Kinh tế phát triển |
II. KIẾN THỨC GDTC – GDQP |
Giáo dục thể chất (150 tiết) |
Giáo dục quốc phòng (165 tiết) |
III. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
A/ KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH |
Kinh tế vĩ mô |
Kinh tế vi mô |
B/ KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Ngoại ngữ chuyên ngành 1, 2 |
Nguyên lý kế toán |
Pháp luật kinh tế |
Nguyên lý thống kê |
Tài chính tiền tệ |
Tin học ứng dụng |
Kinh tế lượng |
C/ KIẾN THỨC NGÀNH |
Quản lý tài chính công |
Thuế |
Bảo hiểm |
Hải quan |
Tài chính quốc tế |
Quản trị ngân hàng thương mại 1 |
Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán |
Định giá tài sản 1 |
D/ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc |
Tài chính doanh nghiệp 1, 2, 3, 4 |
Phân tích tài chính doanh nghiệp |
Học phần tự chọn (Chọn 2 tín chỉ trong các học phần sau): |
Quản trị tài chính công ty đa quốc gia |
Quản trị tín dụng quốc tế và nợ nước ngoài |
E/ KIẾN THỨC BỔ TRỢ |
Học phần bắt buộc |
Kế toán tài chính 1 |
Kế toán quản trị 1 |
Quản trị kinh doanh |
Thống kê doanh nghiệp |
Quản lý dự án |
Học phần tự chọn (Chọn 8 tín chỉ trong các học phần sau): |
Kinh tế quốc tế 1 |
Mô hình toán kinh tế |
Internet & Thương mại điện tử |
Văn hoá doanh nghiệp |
Quan hệ công chúng |
Kiểm toán căn bản |
Khoa học quản lý |
Kinh doanh chứng khoán 1 |
Kinh doanh bất động sản 1 |
Kế toán tài chính 4 |
Marketing căn bản |
Tài chính doanh nghiệp (giảng bằng tiếng Anh) |
IV. THỰC TẬP CUỐI KHÓA, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP |
Thực tập cuối khóa 11 |
Khóa luận tốt nghiệp 11 |
Tố chất phù hợp khi học Tài chính ngân hàng
- Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: với đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp. Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán là điều kiện quan trọng cần có của người học ngành Tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, trí nhớ tốt kèm theo khả năng phân tích, đánh giá nhanh nhạy các vấn đề là ưu thế cho bạn khi theo học ngành này.
- Trung thực, cẩn trọng, chính xác: vì là lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan đến tiền nên bạn phải thực sự cẩn trọng, luôn tỉ mỉ, chính xác trong công việc.
- Chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả: làm việc với những con số nên đòi hỏi người làm tài chính ngân hàng phải thật sự tập trung chính vì vậy nên việc bạn thường rơi vào trạng thái căng thẳng là chuyện thường nhật. Vậy nên, bạn cần có tinh thần tốt. Bên cạnh đó việc sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành tốt công việc là điều cần thiết.
Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Tài chính ngân hàng
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực về ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Sự phục hồi kinh tế sau những đợt khủng hoảng đã đẩy cao nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tài chính ngân hàng.
Ông Trần Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế Quốc tế, Giám đốc Chương trình Dự báo nhân lực cho biết dự báo giai đoạn 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực cấp cao ngành tài chính ngân hàng tăng 20%/năm. Do đó, các cơ sở đào tạo không đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì lực lượng lao động chất lượng cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng.
Một trong những vị trí đang được săn đón và thiếu nhân lực trầm trọng tại các ngân hàng chính là quản lý, đầu tư, quản trị rủi ro. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập tạo thêm một cú hích mạnh đối với hoạt động tài chính ngân hàng, thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta.
Những yếu tố thuận lợi trên đã góp phần làm tăng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này. Khi bạn đã tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng, bạn có thể làm việc tại một số nơi như:
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán như Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, HSC, VNDIRECT, v.v.
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước như: Techcombank, MBBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, v.v.
- Những công ty kiểm soát hoặc các quỹ đầu tư: Ernst & Young, Deloitte, VPH, Manulife Progressive Fund, v.v
- Cục thuế, quỹ tín dụng, hải quan, và đầu tư bất động sản.
- Có thể trở thành giảng viên chuyên về ngành tài chính ngân hàng
Các vị trí công việc trong ngành tài chính ngân hàng khi ra trường
Nhân viên quản trị rủi ro
Mô tả công việc
- Phân tích, xây dựng các công cụ đo lường rủi ro
- Đảm bảo chính sách thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan về chiến lược quản trị
- Lập các kế hoạch giám sát rủi ro
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, ngân hàng hoặc hệ thống thông tin kinh tế, chứng khoán
- Sử dụng thông thạo tin học văn phòng
- Giao tiếp bằng tiếng Anh tốt
- Tinh thần trách nhiệm cao
- Tư duy logic, nhạy bén
Mức lương: Từ 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
Chuyên viên phân tích tài chính
Học tài chính ra làm gì? Bạn có thể cân nhắc nghề chuyên viên tài chính.
Mô tả công việc
- Theo dõi, phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Phân tích rủi ro đầu tư, kế hoạch sản xuất
- Lập các báo cáo tài chính liên quan
- Huy động, điều tiết nguồn vốn hợp lý
- Tư vấn cho cấp trên về chiến lược đầu tư
- Lập hệ thống kiểm soát tài sản của doanh nghiệp
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng
- Có tư duy khoa học, khả năng tính toán tốt
- Thành thạo lập các kế hoạch báo cáo
- Khả năng chịu được áp lực cao
Mức lương: Từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ/tháng
Nhân viên tín dụng
Mô tả công việc
- Tìm kiếm khách có nhu cầu vay
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thủ tục vay vốn
- Thẩm định tài sản khách hàng
- Lập hợp đồng, giấy tờ liên quan
- Lập hồ sơ giải ngân
- Thực hiện tất toán các hợp đồng
- Giải quyết tài sản thế chấp theo quy định
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên trong ngành tài chính ngân hàng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt
- Kỹ năng đàm phán tốt
- Làm việc có kế hoạch cụ thể, mục tiêu rõ ràng
- Thông thạo kỹ năng tin học văn phòng
- Sẵn sàng hỗ trợ bộ phận khác khi có yêu cầu
Mức lương: Từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng
Nhân viên kinh doanh
Mô tả công việc:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng cũ
- Giải đáp hòa nhã các thắc mắc, tư vấn cho khách hàng
- Thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
- Huy động vốn và thực hiện cho vay tới khách hàng có nhu cầu
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành về tài chính ngân hàng, kinh tế, thương mại,…
- Có kỹ năng nắm bắt thời cơ
- Hiểu được tâm lý khách hàng
- Tư duy logic, nhạy bén
- Có thể chịu được áp lực cao trong công việc
Mức lương: Từ 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ/tháng (chưa tính hoa hồng)
Nhân viên vận hành
Mô tả công việc:
- Tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ
- Hỗ trợ tương tác, liên lạc với khách hàng
- Kiểm tra các giao dịch trong ngân hàng
- Gửi các thông tin cần thiết đến phòng ban
- Kiểm soát chính sách, văn bản nội bộ để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên các chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng
- Có khả năng đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu tiếng Anh
- Có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề phát sinh
- Có tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật trong công việc cao
Mức lương: Từ 9.000.000 đến 12.000.000 VNĐ/tháng.
Nhân viên kiểm toán
Mô tả công việc:
- Giám sát và kiểm tra các mảng nhiệm vụ trong tổ chức theo quy định của pháp luật
- Đánh giá nội bộ, kiểm tra phòng ban theo yêu cầu từ cấp trên
- Tổng hợp các báo cáo của phòng/bộ
- Khi có vấn đề xảy ra lập tức đề xuất phương án khắc phục
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, thương mại, quản trị
- Có khả năng phân tích tình hình tài chính và rủi ro
- Trung thực và chuyên nghiệp trong tác phong làm việc
- Các kỹ năng đánh giá rủi ro tốt
- Hiểu biết về các ngành hàng bán lẻ và bán buôn
Mức lương: Từ 12.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
Chuyên viên tư vấn đầu tư
Mô tả công việc:
- Tham gia vào quá trình tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp với khách hàng
- Tham mưu cho lãnh đạo những vấn đề liên quan về đầu tư
- Thực hiện lập các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên
- Hỗ trợ các chứng từ liên quan đến hợp đồng
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến tài chính kế toán và đặc biệt có kỹ năng, kiến thức tốt về đầu tư
- Kỹ năng làm báo cáo ngắn hạn và dài hạn
- Kỹ năng đàm phán và thuyết trình tốt
- Nắm bắt được các cơ hội đầu tiên
- Khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính, tư duy logic
- Sử dụng tiếng Anh chuyên ngành tốt
Mức lương: Từ 12.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Mô tả công việc:
- Thực hiện công tác kiểm tra chứng từ và các giấy tờ liên quan phục vụ cho việc giao dịch quốc tế, chuyển phát quốc tế
- Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ và hồ sơ theo quy định
- Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng
- Lưu trữ hồ sơ theo quy định của doanh nghiệp
- Hướng dẫn khách hàng giao dịch và hoàn thiện hồ sơ khách hàng
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, hoặc quản trị
- Có khả năng phân tích vấn đề tốt
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cơ bản
Mức lương: Từ 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng
Giao dịch viên ngân hàng
Mô tả công việc:
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng
- Hỗ trợ các bộ phận khác như tín dụng, quản lý tiền mặt ATM/CMD
- Tiếp nhận và giải quyết các vấn đề với khách hàng
- Tuân theo quy định của ngân hàng
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các ngành liên quan đến kinh tế và tài chính ngân hàng
- Khả năng chịu áp lực cao trong công việc
- Có kỹ năng đàm phán tốt
- Kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt
Mức lương: Từ 6.000.000 đến 7.000.000 VNĐ/tháng
Giao dịch viên chứng khoán
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu và nhận định thị trường để đề xuất các nguồn đầu tư
- Hỗ trợ khách hàng lập các tài khoản chứng khoán
- Hiểu biết các công cụ về tài chính
- Có khả năng phân tích, tư vấn về tình hình chứng khoán và các loại quỹ
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng hoặc chứng khoán
- Có khả năng phân tích thị trường tốt
- Khả năng đàm phán thông minh
- Có kỹ năng tổng hợp và khai thác thông tin
Mức lương: Từ 6.500.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
Nhân viên thu hồi vốn
Mô tả công việc:
- Xác định khoản nợ còn lại của khách hàng và tiến hành thu hồi vốn
- Hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng về khoản nợ
- Lập các báo cáo theo tuần/tháng/quý
- Giải quyết các vấn đề của khách hàng khi có khiếu nại
Yêu cầu công việc:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành về tài chính, kinh tế
- Có kiến thức về pháp luật, các điều khoản liên quan
- Bình tĩnh giải quyết trong mọi tình huống
- Khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao
Mức lương: Từ 10.000.000 – 12.000.000 VNĐ/tháng
Kết luận
Theo đuổi ngành tài chính ngân hàng thì chắc chắn một tương lai rộng mở đang đón chờ bạn phía trước.
Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích này đã giúp bạn trả lời được những câu hỏi “Ngành Tài chính Ngân hàng học gì? có những chuyên ngành nào? học ở đâu? và cơ hội nghề nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng như thế nào?“, cũng như hiểu thêm về yêu cầu công việc của ngành tài chính ngân hàng.
Tính chất công việc này khá căng thẳng nhưng đổi lại là một mức lương xứng đáng cho những gì bạn bỏ ra.