Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác và kết nối bền chặt với các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng theo đó có nhiều cơ hội vươn mình. Vì thế mà, ngành Tài chính quốc tế đang có triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn.
Tuy vậy, Tài chính quốc tế là một ngành học còn khá mới mẻ, chưa nhiều bạn biết tới và cũng chưa có nhiều trường tuyển sinh. Vậy ngành Tài chính quốc tế là gì? Học những gì?. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đến các bạn.
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Tài chính quốc tế là gì?
Tài chính quốc tế (tiếng Anh là International Finance) là một hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước/các tổ chức của nhà nước với một nhà nước khác hay với các công dân nước ngoài, các tổ chức quốc tế.
Tài chính quốc tế gắn liền với các dòng tiền lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định và là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế quốc tế.
Ngành Tài chính quốc tế nghiên cứu về hoạt động đầu tư quốc tế, tỷ giá hối đoái cùng các thể chế tài chính quốc tế.
Sinh viên theo học ngành Tài chính quốc tế sẽ được cung cấp kiến thức tổng quát về các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, giữa nhà nước và công dân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Ngành Tài chính quốc tế được trang bị những kiến thức gì?
Sinh viên ngành Tài chính quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức về:
- Nền tảng tài chính ngân hàng, các nghiệp vụ tài chính quốc tế và quản trị kinh doanh.
- Các kỹ năng chuyên sâu về thương mại, kinh doanh, thị trường tài chính quốc tế cũng như cách quản trị rủi ro tài chính và các chính sách điều chỉnh tỉ giá trong nền kinh tế hội nhập.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết vấn đề
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về tài chính
Những tố chất phù hợp khi học ngành Tài chính quốc tế
- Đầu tiên bạn phải là người yêu thích và đam mê lĩnh vực tài chính, vì niềm yêu thích. Vì niềm yêu thích một môn học sẽ khiến bạn có thêm động lực tìm tòi và học hỏi.
- Có khả năng tư duy logic và tính toán nhanh nhẹn. Nhạy bén xử lý tình huống và linh hoạt giải quyết tốt mọi vấn đề.
- Trình độ tin học và ngoại ngữ tốt.
- Đặc biệt, năng lực phán đoán tốt và chính xác sẽ là nhân tố quan trọng giúp bạn học tập tốt hơn. Dự đoán kết quả, nắm bắt được xu hướng và những trường hợp sẽ xảy ra trong thị trường chứng khoán, bảo hiểm,.. sẽ là một ưu thế trong công việc của bạn.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Tài chính quốc tế
Có những trường nào đào tạo ngành Tài chính quốc tế?
Tuhoc.com.vn cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Tài chính quốc tế cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.
Các trường tuyển sinh ngành Tài chính quốc tế năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội | |
Đại học Ngoại thương | 27.3 – 27.8 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM | 18 |
Đại học Kinh tế TP HCM | 26.9 |
Đại học Công nghệ TP HCM |
Các khối xét tuyển ngành Tài chính quốc tế
Các khối xét tuyển bạn có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển ngành Tài chính quốc tế bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
Chương trình đào tạo ngành Tài chính quốc tế
Khung chương trình đào tạo ngành Tài chính quốc tế của trường Đại học Ngoại thương như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Toán cao cấp I |
Toán cao cấp II |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
Pháp luật đại cương |
Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học |
Tin học đại cương |
Kỹ năng học tập và làm việc |
Ngoại ngữ 1 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
Ngoại ngữ 2 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
Ngoại ngữ 3 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
Ngoại ngữ 4 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
Ngoại ngữ 5 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở khối ngành |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
2. Kiến thức cơ sở ngành |
Các học phần bắt buộc |
Nguyên lý thống kê kinh tế |
Nguyên lý kế toán |
Pháp luật tài chính – ngân hàng |
Kinh tế lượng |
Marketing căn bản |
Các học phần tự chọn |
Quản trị học |
Kinh tế quốc tế |
Giao dịch thương mại quốc tế |
3. Kiến thức ngành (bao gồm cả kiến thức chuyên ngành) |
Lý thuyết tài chính |
Tiền tệ – Ngân hàng |
Tài chính doanh nghiệp |
Tài chính quốc tế |
Thị trường tài chính và các định chế tài chính |
Nguyên lý hoạt động ngân hàng |
Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương |
Phân tích và đầu tư chứng khoán |
Quản trị rủi ro tài chính |
Quản trị tài chính quốc tế |
Thanh toán quốc tế |
Tài trợ thương mại quốc tế |
Kinh doanh ngoại hối |
Ngoại ngữ 6 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
Ngoại ngữ 7 (TAN, TPH, TNH,TTR, TNG) |
4. Khối kiến thức tự chọn |
Kế toán tài chính |
Kế toán quản trị |
Lý thuyết kiểm toán |
Quản trị nguồn nhân lực |
Chính sách thương mại quốc tế |
Tài chính công |
Kinh tế học tài chính |
Phương pháp lượng cho tài chính |
Mô hình tài chính |
Đầu tư bất động sản |
Phân tích kỹ thuật chứng khoán |
Tài chính tâm lý |
Quản trị danh mục đầu tư |
Tài trợ dự án |
Chiến lược tài chính doanh nghiệp |
Phân tích báo cáo tài chính |
Marketing dịch vụ tài chính |
Kế toán ngân hàng |
Tín dụng ngân hàng |
Quản trị rủi ro trong ngân hàng |
Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng |
Hệ thống thông tin quản trị |
5. Thực tập |
6 Học phần tốt nghiệp |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Tài chính quốc tế có cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Lĩnh vực Tài chính – ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng đều có bộ phận liên quan đến tiền tệ quốc tế và phân tích tỷ giá chênh lệch giữa các loại tiền tệ. Đây là vị trí vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và vận hành của hoạt động tài chính trong ngân hàng.
Lĩnh vực kế toán – kiểm toán: sinh viên ngành Tài chính quốc tế được cung cấp các kiến thức khá chuyên sâu về kế toán – kiểm toán. Mọi doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan từ tư nhân đến nhà nước đều cần đến bộ phận Kiểm toán – kế toán để thực hiện các nhiệm vụ về chi tiêu và sử dụng ngân sách. Chính vì vậy đây là một hướng đi lý tưởng cho các bạn sinh viên sau khi ra trường.
Lĩnh vực kinh tế đối ngoại: đây chắc chắn là hướng đi của các bạn năng động, muốn xông pha ra thế giới. Sinh viên cần trau dồi cả kiến thức chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Lĩnh vực kinh doanh: Với những bạn thích khởi nghiệp và kinh doanh thì hoàn toàn có thể ứng dụng những kiến thức đã học vào việc phát triển cơ ngơi của riêng mình. Rất nhiều doanh nghiệp Startup gặp phải sai lầm về vấn đề quản lý tài chính, không biết chi tiêu hợp lý dẫn đến thua lỗ. Kỹ năng quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp vô cùng cần thiết đối với công việc này.
Lĩnh vực Marketing: Công việc của bạn sẽ là nghiên cứu và phân tích thị trường để lập kế hoạch marketing sao cho phù hợp với ngân sách được đưa ra. Đây là điều cực kỳ cần thiết để nâng cao hiệu quả của chiến dịch. Hướng đi này cũng đang hot trong giới trẻ với mức thu nhập cao và nhiều cơ hội việc làm.
Cử nhân Tài chính quốc tế sau khi ra trường có thể làm những công việc sau:
- Vị trí chuyên viên tài chính tại các ngân hàng, công ty cổ phần quốc tế
- Quản lý phát triển doanh nghiệp
- Chuyên viên phát triển sản phẩm
- Chuyên viên tư vấn bảo hiểm, tín dụng
- Chuyên viên tư vấn chứng khoán
- …
Mức lương ngành Tài chính quốc tế
Mức lương ngành Tài chính quốc tế của sinh viên vừa ra trường dao động trong khoảng 6 – 12 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm và vị trí công việc.
Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin về ngành tài chính quốc tế, hi vọng có thể giúp ích phần nào trong quá trình lựa chọn ngành nghề sắp tới của các bạn.