Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Tự học Chủ đề Tự học

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với 6 bước đơn giản

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
5 tháng ago
in Chủ đề Tự học, Tự học
A A
0
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả | Ảnh: Pixabay - Pexels

0
SHARES
78
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
  2. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
  3. Cách quản lý tài chính cá nhân được người thành công áp dụng
    1. Quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20
    2. Cách quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
  4. 4 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
    1. Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách
    2. Nguyên tắc 2: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
    3. Nguyên tắc 3: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi
    4. Nguyên tắc 4: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
  5. 5 Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của người thành công
    1. #1 Liệt kê càng chi tiết các mục tiêu tài chính càng tốt
    2. #2 Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
    3. #3 Lập và nghiêm túc bám sát Ngân sách
    4. #4 Trả các khoản nợ tài chính nghiêm túc, đừng để nợ xấu
    5. #5 Đừng ngại xin lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ chuyên gia
  6. 6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả nhất
    1. Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân
    2. Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được
    3. Bước 3: Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết
    4. Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết
    5. Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu
    6. Bước 6: Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính
  7. Công cụ quản lý tài chính cá nhân tốt nhất 2022 được khuyên dùng
    1. Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân với sổ ghi chép
    2. Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật – Sổ Kakeibo
    3. Quản lý tài chính cá nhân với bản excel trên máy tính
    4. Sử dụng phần mềm quản lý tài chính cá nhân online cực kỳ hiệu quả
  8. Lời kết
5/5 - (11 bình chọn)

Bạn đang gặp vấn đề chi tiêu không hợp lý, lâm vào khủng hoảng tài chính, thiếu tiền hay vay nợ thường xuyên?

Học cách quản lý tiền hiệu quả sẽ là giải pháp giúp bạn làm chủ đồng tiền của mình tốt nhất.

Tuy nhiên, quản lý tài chính cá nhân là vấn đề không hề dễ dàng, nhưng cũng không quá khó khăn khi bạn có kế hoạch và thực hiện các nguyên tắc để làm chủ đồng tiền hiệu quả.

Các doanh nhân như Warren Buffett, Oprah Winfrey, Bill Gates… ngoài là những nhà kinh doanh đại tài, họ còn là những “bậc thầy” trong việc quản lý dòng tiền cá nhân. Vậy đâu là bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của những vị doanh nhân này? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc quản lý tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,…

Hoặc bạn cũng có thể hiểu quản lý tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Như định nghĩa có thể thấy tầm quan trọng của tài chính cá nhân với cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi, không còn áp lực tài chính.

#1 Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình

Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư nào phù hợp,…Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu.

#2 Đảm bảo tài chính ổn định nhờ quản lý tài chính đúng đắn

Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính các nhân sao cho thật hiệu quả.

#3 Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân

Khi am hiểu về quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.

#4 Chủ động tài chính trong mọi trường hợp

Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,…Do đó, việc lập kế hoạch và quản lí tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.

#5 Quản lý và hạn chế các khoản nợ

Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn áo dụng cách quản lý tài chính cá nhân để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lí.

#6 Gia tăng tài sản của bạn

Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại, sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.

#7 Quản lý tài chính cá nhân tốt giúp nâng cao mức sống

Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng, an tâm hơn về cuộc sống. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch,…nâng cao mức sống.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được những người thành công áp dụng

Cách quản lý tài chính cá nhân được người thành công áp dụng

Quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20

  • 50% Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: Gồm các chi phí cơ bản phải trả định kỳ như tiền thuê nhà, học phí, điện nước, tiền xăng, ăn uống,…Đôi với khoản chi cố định này, bạn có thể xác định số tiền dựa trên hóa đơn, lịch sử chi tiêu các tháng trước.
  • 30% Chi phí linh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác…Bạn có thể cân nhắc và hạn chế chi phí ở khoản này (tăng khoản dự phòng) nếu có thể. Vì đây không phải nhóm chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ mua sắm do cảm tính chứ không thực sự cần thiết.
  • 20% Tiền tích lũy: Thiếp lập khoản tiền này giúp bạn phòng tránh các rủi ro tài chính trong tương lai. Để tìm ra con số hợp lí, bạn có thể thử nghiệm bằng cách dành ra khoảng 10-15% thu nhập trong 2 -3 tháng. Và có thể điều chỉnh tăng dần theo khả năng tài chính của bạn. Mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng số tiền tích lũy lên.

>>> Xem thêm về Phương pháp 50/30/20

Quy tắc 50/30/20 giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Quản lý tài chính cá nhân bằng Quy tắc 50/30/20

Cách quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

  • Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập): Số tiền này chiếm phần trăm lớn nhất, nhằm cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu không thể thiếu như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước,… Nếu bạn đang sử dụng hơn 55% thu nhập cho khoản này, bạn cần cân chỉnh để cắt giảm cho phù hợp.
  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên trích tiền ngay vào khoản này, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm, nuôi heo đất để tránh trường hợp tiêu vào số tiền này.
  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Nâng cao giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop,…để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
  • Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập): Đây được xem như khoản thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nổ lực làm việc và tiết kiệm, đồng thời cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái, thêm động lực để cố gắng. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,…
  • Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Bạn sẽ dùng khoản tiền này để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động, giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính. Và quan trọng, bạn không được tiêu khoản tiền này, mà cần để chúng tiếp tục sinh lời, tái đầu tư. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.
  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập): Quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Tùy thuộc vào mức độ thu-chi mà bạn có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống, tuy nhiên hạn chế cắt giảm hoàn toàn khoản này, vì trong cuộc sống luôn cần sự sẻ chia.

>>> Xem thêm về Quy tắc 6 chiếc lọ

Quản lý tài chính cá nhân với Quy tắc 6 cái lọ
Quản lý tài chính cá nhân với Quy tắc 6 cái lọ

4 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Nguyên tắc 1: Xác định nguồn ngân sách

Việc đầu tiên khi bắt tay vào quản lý tài chính cá nhân đó chính là liệt kê ra tất cả các nguồn thu nhập định kỳ mà bạn có. Lưu ý là nên liệt kê càng chi tiết càng tốt. Điều này giúp bạn dễ tính toán và phân bổ các khoản chi một cách hợp lí nhất.

Nguyên tắc 2: Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng với các hạn mức, ưu đãi thanh toán hấp dẫn và ít tạo áp lực chi tiêu hơn tiền mặt. Điều đó khiến bạn dễ chi tiêu quá trớn và cuốn vào các đợt “flash sale” mua sắm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của bạn với các khoản bội chi cần thanh toán.

Nguyên tắc 3: Đầu tư sinh lời với số tiền nhàn rỗi

Khoản dự phòng ngoài chức năng giải quyết các rủi ro trong tương lai, còn là khoản tiết kiệm mà bạn có thể đầu tư sinh lời. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp và an toàn như gửi tiết kiệm, tham gia các quỹ đầu tư tích lũy,…

Nguyên tắc 4: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân

Sự tuân thủ sẽ quyết định hiệu quả lẫn kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân. Bên cạnh đó, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và cần thực hiện lâu dài. Tỷ lệ của các khoản chi tiêu, thu nhập, cũng như nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn cần linh hoạt, cân chỉnh các con số sao cho phù hợp với bản thân nhất.

5 Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của người thành công

#1 Liệt kê càng chi tiết các mục tiêu tài chính càng tốt

Hãy liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính dài hạn của bạn một cách cụ thể. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên:

  • Đặt mục tiêu dài hạn như trả các khoản nợ, mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm. Những mục tiêu này tách biệt với các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như tiết kiệm để có một chuyến du lịch.
  • Đặt các mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như tuân theo ngân sách, giảm chi tiêu, giảm thanh toán hoặc không sử dụng thẻ tín dụng của bạn.
  • Ưu tiên các mục tiêu để giúp bạn lập một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hơn.

#2 Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp

Kế hoạch tài chính là điều cần thiết để giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Kế hoạch nên có nhiều bước hoặc nhiều mốc quan trọng. Một kế hoạch mẫu có thể bao gồm lập ngân sách hàng tháng và kế hoạch chi tiêu, sau đó thoát khỏi nợ nần.

#3 Lập và nghiêm túc bám sát Ngân sách

Ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp bạn thành công trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nó cho phép bạn lập một kế hoạch chi tiêu, phân bổ tiền hợp lí, giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Ngân sách cũng sẽ giúp bạn quyết định cách tiêu tiền của mình trong những tháng và năm tới. Đừng quên tự thưởng cho bản thân vào các dịp như khi bạn trả hết nợ, đạt đủ ngân sách trong ba tháng hoặc khi bạn tích lũy thành công quỹ khẩn cấp của mình.

#4 Trả các khoản nợ tài chính nghiêm túc, đừng để nợ xấu

Nợ là một trở ngại khiến bạn khó đạt được các mục tiêu tài chính, đó là lý do nên ưu tiên loại bỏ chúng. Lập kế hoạch xóa nợ để giúp bạn trả nợ nhanh hơn. Sau khi thanh toán hết một tài khoản nợ, hãy chuyển tất cả số tiền trong kế hoạch trả ở khoản nợ đó sang khoản nợ tiếp theo.

Hãy thử các cách sau để giúp bạn trả nợ nhanh hơn:

  • Bán những vật dụng không dùng đến để kiếm thêm tiền cho kế hoạch trả nợ của bạn.
  • Làm thêm công việc thứ hai có thể giúp rút ngắn thời gian trả nợ và tăng thêm khoản thu nhập cho bạn.
  • Cân nhắc các lĩnh vực mà bạn có thể cắt giảm ngân sách, nhằm tăng lượng tiền mặt sẵn có cho các khoản thanh toán nợ của bạn.

#5 Đừng ngại xin lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ chuyên gia

Khi bạn đã tăng khoản tiết kiệm và muốn bắt đầu đầu tư để gia tăng tài sản của mình, hãy tham khảo ý kiến của một nhà hoạch định tài chính để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan.

Một cố vấn tài chính tốt sẽ chỉ ra được những rủi ro liên quan đến mỗi khoản đầu tư và giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu hoàn vốn đầu tư của bạn. Đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất có thể. Một người lập kế hoạch tài chính cũng có thể giúp bạn lập ngân sách. Ngoài các cố vấn tài chính, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm và ý kiến từ bố mẹ, đồng nghiệp, bạn bè,…

6 Bước lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả nhất

Bạn hãy bắt đầu lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân theo các bước như sau để đạt hiệu quả nhanh nhất:

Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính trước khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân

Trung thực đưa ra nhận định về tình hình tài chính của bản thân. Càng chi tiết càng tốt bạn nhé! Ở bước này thông tin sẽ bao gồm toàn bộ những gì liên quan đến tài chính cá nhân như: thu nhập, các khoản nợ, các khoản cho vay, chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn… Thông tin chi tiết sẽ là cơ sở để bạn lập được kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bản thân. Để thuận tiện hơn cho việc đánh giá tình hình tài chính, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu cá nhân.

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

Bất cứ mục tiêu tài chính nào bạn muốn thì đều nên ghi ra. Cụ thể bằng tên và giá trị tương ứng cùng thời cần đạt được. Ví dụ: Bạn cần tiết kiệm tiền mua nhà trong 5 năm. Vậy cụ thể là bao nhiêu tiền? Hoặc cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu sớm? Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, nhưng cũng có thể là mục tiêu tiết kiệm.

Hãy nhớ là đừng lập kế hoạch quản lý tài chính quá xa rời so với thực tế của bạn.

Bước 3: Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết

Tiếp tục ghi chép lại những chi tiêu của bạn. Bạn có thấy có bất ổn gì không? Có phải tất cả chi tiêu này là cần thiết? Rà soát và điều chỉnh lại danh sách chi tiêu của bạn để loại bỏ đi những chi tiêu không cần thiết. Chi tiêu không cần thiết là chi tiêu không mang lại hiệu quả, hoặc chỉ là chi tiêu mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ: Bạn thích mua thêm 1 thỏi son vì nó đang có giảm giá mặc dù thỏi son bạn đang dùng vẫn còn nhiều.

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

Có nhiều cách để bạn lập bảng kế hoạch chi tiêu. Từ bảng chi tiêu này bạn sẽ lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình hiệu quả. Hãy tham khảo cách lập bảng chi tiêu bằng cách áp dụng:

  • Quy tắc 50/20/30: 50% cho nhu cầu thiết yếu; 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ, 30% cho tiêu dùng cá nhân.
  • Quy tắc 6 chiếc lọ: Lọ 1 – 55% cho nhu cầu thiết yếu, lọ 2 – 10% cho các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi, lọ 3 – 10% cho gửi tiết kiệm, lọ 4 – 10% cho hưởng thụ, lọ 5  – 10% cho giáo dục, lọ 6 – 5% cho từ thiện.

Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu

Với các mục tiêu tài chính, sau khi xác định được con số cụ thể cùng nội dung liên quan thì việc xác định thời gian thực hiện là cần thiết. Nếu không có thời gian thực hiện thì sẽ không đảm bảo thời hạn đạt mục tiêu. Thời gian hoàn thành các mục tiêu được xây dựng dựa trên bản chất của mục tiêu, tình hình thực tế. Lưu ý, chia nhỏ thời gian hoàn thành để đạt được thời gian tổng của mục tiêu. Ví dụ như: bạn cần tiết kiệm 10 triệu để đi du lịch Nha Trang trong 3 tháng, thì mỗi tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu, cần tiết kiệm tiền mỗi ngày là bao nhiêu?

Bước 6: Tuân thủ bảng kế hoạch tài chính

Quy tắc để bất cứ bảng kế hoạch chi tiêu nào được áp dụng thành công là tính kỷ luật, tuân thủ và sự nghiêm túc khi thực hiện. Sẽ không có một mục tiêu hay kế hoạch chi tiêu nào sẽ thành công nếu chính bản thân bạn bỏ giữa chừng, hoặc không nghiêm túc thực hiện.

Bạn nên chủ động theo dõi thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch quản lý tài chính để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp. Và sử dụng thêm những công cụ hỗ trợ để kế hoạch quản lý tài chính có độ trực quan, chính xác cao như công cụ tính toán, ứng dụng điện thoại…

lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Luôn tuân theo ngân sách và mục tiêu tài chính của bạn

Công cụ quản lý tài chính cá nhân tốt nhất 2022 được khuyên dùng

Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân với sổ ghi chép

Bạn chỉ cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ gọn và chịu khó đến cuối ngày ghi chép lại nhật ký xem hôm nay mình đã chi bao nhiêu tiền cho những việc gì. Hoặc hiệu quả hơn có những việc bạn biết trước mình sẽ làm trong ngày thì có thể ghi trước đề mục, tối về bổ sung số tiền sau.

Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật – Sổ Kakeibo

Phương pháp tiết kiệm tiền này của người Nhật chỉ cần một cuốn sổ và cây bút. Điểm khác biệt là phương pháp này không sử dụng các app, ứng dụng hiện đại. Mỗi khi đặt bút viết vào sổ các chi tiêu của mình sẽ khiến bạn phải suy ngẫm thêm một lần nữa về các khoản chi tiêu của mình.

Tuy có rất nhiều phương pháp tiết kiệm tiền khác nhau, nhưng người Nhật vẫn ưu tiên phương pháp Kakeibo này. Sổ Kakeibo vận hành trên 4 câu hỏi:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện?
Công cụ Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Công cụ Quản lý tài chính cá nhân

>>> Xem thêm về Phương pháp Kakeibo

Quản lý tài chính cá nhân với bản excel trên máy tính

Tương tự cách 1 nhưng tất cả đều làm trên máy tính. Và tất nhiên nó giải quyết được điều bất lợi của cách 1 đó là việc tính toán nhanh và chính xác hơn. Với excel bạn chỉ việc dùng vài lệnh đơn giản thì đã có thể tính toán được chi tiêu, đồng thời excel cũng có chức năng vẽ biểu đồ từ đó bạn có thể so sánh qua từng tháng.

Sử dụng phần mềm quản lý tài chính cá nhân online cực kỳ hiệu quả

Nếu bạn chưa rành về cách quản lý tài chính hoặc chưa quen cách quản lý, bạn hãy tải về những ứng dụng quản lý tài chính. Những ứng dụng này thường được những chuyên gia tài chính phát triển và cách sử dụng rất đơn giản. Bạn có thể đặt ngân sách chi tiêu, theo dõi và ghi nhận lại bất kỳ chi tiêu nào chỉ trên chiếc điện thoại.

Xin gợi ý với bạn 2 ứng dụng đang khá phổ biến hiện nay.

Timo

Vốn là ứng dụng ngân hàng số nhưng Timo còn hỗ trợ bạn về việc quản lý tài chính chứ không chỉ dùng để giao dịch ngân hàng. Ứng dụng Timo cho phép bạn chi tiêu, thanh toán với Spend Account, tính toán chiến lược tiết kiệm với tiết kiệm Timo Goal Save vàtiết kiệm kỳ hạn Timo Term Deposit cực kỳ nhanh chóng.

Money Lover

Đây là app quản lý chi tiêu giúp người dùng quản lý được thu và chi, tạo lập và theo dõi kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. Với Money Lover, bạn dễ dàng ghi lại các khoản chi và phân loại các nhóm tài chính phù hợp với thu nhập cá nhân. Ứng dụng này sẽ hỗ trợ phân tích và theo dõi thói quen sử dụng dòng tiền của mỗi người, nhắc nhở bạn chi tiêu hợp lý trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, app còn tạo biểu đồ đánh giá thu chi mỗi tháng, giúp bạn dễ dàng đánh giá và so sánh xem đã tiêu xài hợp lý so với tháng trước chưa.

Lời kết

Tóm lại, mỗi người trong chúng ta sẽ có một cách quản lý tài chính cá nhân riêng biệt. Bạn có thể linh hoạt thích ứng với mức sống và nhu cầu của mình để tìm ra công thức phù hợp nhất. Tất cả những gì bạn cần nhớ là hãy bắt đầu lập kế hoạch ngay từ bây giờ và duy trì nó đủ lâu, ít nhất là cho đến khi bạn trả hết nợ và tiết kiệm đủ tiền.

Ngoài ra, để trang bị thêm cho mình kiến thức, hãy thử đọc thêm TOP 5 cuốn sách về Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Chúc các bạn thành công!


Bài viết có tham khảo nội dung từ Timo và DNSE

Tags: Quản lý tài chính cá nhânTài chính
Previous Post

Nói Chuyện Về Phương Pháp Giải Toán Và Làm Toán

Next Post

Phương pháp Kakeibo – Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật

Next Post
Phương pháp Kakeibo – Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật

Phương pháp Kakeibo – Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
2k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
549
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
397
6 nhóm đặc tính nghề Holland

Chi tiết về 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp theo Lý thuyết mật mã Holland

05/12/2022
442

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
62
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời