Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Chia sẻ Góc nhìn

Khi giáo dục thành đối đầu

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
7 tháng ago
in Góc nhìn
A A
0
Khi giáo dục thành đối đầu
0
SHARES
12
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
5/5 - (1 bình chọn)

Ngay sau hôm tôi nhận tin mình được giải nhất Ngữ văn quốc gia, mẹ đi chợ từ bốn giờ sáng, lạch cạch trong bếp lúc năm giờ, tự tay làm giò lụa từ miếng thịt tươi mới nhất chợ.

Tôi phải lập tức đưa qua nhà cô giáo Ngữ văn lúc bảy giờ sáng, khi khói còn bốc nghi ngút từ khúc giò có chút vụng về hình thức.

Đó là lời cảm ơn chân thành nhất mà mẹ tôi gửi đến cô giáo – cũng là một bà mẹ, đôi khi phải bỏ dở gian bếp để nghe phụ huynh than thở về ông con lêu lổng cùng câu chốt quen thuộc “Trăm sự nhờ thầy”.

Sự biết ơn ấy không nằm gọn trong lĩnh vực giáo dục, mà là sự đồng cảm giữa hai người mẹ.

Hơn mười năm sau, cũng lúc năm giờ sáng, tôi bị mất giấc bởi chuông báo email. Chị Thư, trưởng phòng nhân sự ở một tập đoàn đa quốc gia, gửi thắc mắc đến tôi (với tư cách Nghiên cứu viên ngành khoa học xã hội) về chương trình Khoa học xã hội của trường quốc tế mà con đang theo học. Chị vạch ra mọi vấn đề, dẫn nguồn tài liệu từ các chương trình quốc tế khác, tham khảo các phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến, rồi kết luận rằng chương trình này không phù hợp với việc cá nhân hóa học tập của con chị. Mười trang tài liệu của chị đôi chỗ còn chuyên nghiệp hơn cả nhà giáo dục học.

Ít lâu sau, tôi biết tin trường quốc tế đã phải nhượng bộ nhóm phụ huynh của chị mà thay đổi một số điểm trong chương trình sao cho đảm bảo cá nhân hóa việc học tập.

Đúng là “khúc chiến ca của mẹ hổ”, khác xa câu thần chú “Trăm sự nhờ thầy” ưa thích của mẹ tôi.

Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận một hiện tượng ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục: sự dự phần của phụ huynh (parental involvement) trong nhà trường. Vượt qua hình ảnh cổ điển – phụ huynh ngồi trông con làm bài tại nhà hoặc một năm họp phụ huynh hai lần – sự dự phần của phụ huynh vào nhà trường đã sâu rộng hơn rất nhiều: duyệt hồ sơ tài trợ giải hùng biện tiếng Anh, phản biện chương trình giáo dục, lựa chọn địa điểm hoạt động trải nghiệm, đôi khi cả đề xuất phương hướng phát triển nhân sự nhà trường…

Với lý tưởng “cần một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ”, các nhà giáo dục cho rằng không thể “trăm sự nhờ thầy”, mà phụ huynh và cả cộng đồng xung quanh phải phối hợp nhuần nhuyễn để giáo dục trẻ toàn diện. Phụ huynh được cho là có vai trò trung gian trong việc gắn kết cả cộng đồng vào việc giảng dạy, trong khi giáo viên có vai trò quyết định.

Tuy vậy, trái với kỳ vọng “cả cộng đồng” trên, theo báo cáo của Carl James và Selom Chapman-Nyaho từ Đại học York, Canada, những dự phần này có xu hướng thể hiện sự lấn át của các nhóm đặc quyền (da trắng, giàu có, có địa vị xã hội) và làm mờ nhạt dự phần của nhóm phụ huynh còn lại.

Tại Việt Nam, với chức năng livestream của mạng xã hội, phụ huynh, cùng chiếc điện thoại trên tay có thêm đặc quyền quyết định thay nhà trường về thời điểm và cách thức công khai các thông tin cần được kiểm chứng và bảo mật khi liên quan đến đối tượng vị thành niên (mặc cho các thông tin này đều được pháp luật bảo hộ theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em).

Các nghiên cứu đã chỉ ra có một hố sâu cách biệt giữa kỳ vọng về sự dự phần của phụ huynh và thực tế sự dự phần ấy diễn ra. Garry Hornby và Rayleen Lafaele, Đại học Canterbury – New Zealand, tổng hợp ra bốn rào cản chính dẫn đến hố sâu trên: bản thân gia đình (đặc biệt là sự tin tưởng của phụ huynh rằng mình có vai trò trong việc học tập của con), học sinh (độ tuổi, khả năng thích ứng với học tập, các vấn đề về hành vi), mối quan hệ trực tiếp giữa giáo viên – phụ huynh (sự khác biệt về ngôn ngữ, sự khác biệt về thái độ và mục tiêu), xã hội (các vấn đề kinh tế – chính trị chung).

Trong vụ việc ở trường ISHCMC, sự khác biệt giữa phụ huynh và giáo viên xuất hiện nổi bật. Dù chung ngôn ngữ tiếng Anh, hai bên có thái độ hoàn toàn đối lập. Người mẹ, muốn lập tức gặp mặt đứa trẻ bị coi là “bạo lực”, sử dụng ngôn ngữ đối thoại bình dân, căng thẳng, liên tục kèm câu “Có bao nhiêu người đang xem livestream”. Nhà trường kiệm lời đến mức tưởng như họ không trao đổi gì (mà sau đó họ giải thích do sự việc mới xảy ra, nhà trường chưa có đủ thông tin nên chưa đưa ra quyết định).

Về mặt xã hội, phụ huynh, những người luôn cho mình ở vị trí yếu thế, cầu cứu công lý của đám đông trực tuyến thay vì hy vọng vào sự đúng đắn của nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục – đại diện cho cộng đồng mà họ đang sinh sống.

Hay đôi khi cả những hội đồng kiểm định quốc tế, nơi cấp những chứng chỉ công nhận chương trình/quy trình giáo dục mà nhờ đó họ tin tưởng gửi con vào học, cũng chẳng bao giờ là lựa chọn mà phụ huynh nghĩ tới.

Nguồn cơn nào dẫn đến cộng đồng bên ngoài lại chiếm trọn sự tin tưởng trong vai trò giáo dục, hay đây không thuần túy là vấn đề giáo dục nữa, mà là sự đối đầu giữa người trả tiền – người nhận tiền; hay người bản địa – giáo viên quốc tế; hay mẹ đơn thân – rào cản xã hội? như người mẹ trong sự việc trên đặt ra.

Tôi băn khoăn về việc phụ huynh muốn con nhận thức thêm được gì khi vụ việc đi qua, bởi “công lý mạng” luôn ít nhiều gắn với nguyên lý “dùng bạo lực để giải quyết bạo lực” – tập trung chỉ trích mà thiếu cân nhắc lý trí. Tôi tin rằng nguyên lý đó không nhiều phụ huynh muốn con lĩnh hội để trưởng thành và dũng cảm vượt qua những xích mích tuổi học trò.

Mẹ tôi có đơn giản quá chăng khi tin tưởng vào sự đồng cảm của hai người mẹ sẽ dẫn đến những phương pháp giáo dục đúng đắn?

Chị Thư có quyết liệt quá chăng khi tự biến bản thân thành nhà phản biện giáo dục chuyên nghiệp?

Tôi tin tưởng vào cách mà những người như mẹ tôi và chị Thư đã nỗ lực đối thoại tận tâm nhằm giảm khoảng cách khác biệt giữa giáo viên – phụ huynh, đảm bảo sự dự phần của phụ huynh: chìa khóa cho nền giáo dục lý tưởng – như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra.

(Nguồn: VNExpress.net)


Chuyên mục Góc nhìn – Nơi chia sẻ những góc nhìn, quan điểm về giáo dục từ những nhà hoạt động và nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam.

Tags: Góc nhìn Giáo dục
Previous Post

Phụ huynh trường quốc tế

Next Post

Có nên học Công nghệ thông tin ở trường mạnh ngành Sư phạm?

Next Post
Có nên học Công nghệ thông tin ở trường mạnh ngành Sư phạm?

Có nên học Công nghệ thông tin ở trường mạnh ngành Sư phạm?

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
2k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
549
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
397
6 nhóm đặc tính nghề Holland

Chi tiết về 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp theo Lý thuyết mật mã Holland

05/12/2022
442

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
62
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời