Thư viện “Người thật – Việc thật” là tập hợp các buổi trao đổi thực tế, những câu chuyện nghề được chia sẻ từ những khách mời đang làm về chính công việc đó. Thư viện được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành nghề trên Bản đồ thế giới nghề nghiệp để các bạn có thể tham khảo được dễ dàng hơn.
Bài viết có tham khảo nội dung từ Hướng nghiệp Sông An.
Thông tin căn bản
- Tuổi: 27
- Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 6 năm
- Trình độ học vấn & chuyên ngành: Tiếng Anh thương mại – Cao đẳng kinh tế đối ngoại
- Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Chứng chỉ Xuất nhập khẩu
- Số giờ làm hằng tuần: 46.5 giờ/ tuần
- Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Tư nhân, 60 nhân viên
Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?
- Mua sắm hàng hóa theo yêu cầu từ các bộ phận khác nhau trong khách sạn, để đáp ứng cho việc vận hành kinh doanh. Một vài ví dụ cụ thể:
- Dịch vụ F&B: thực phẩm, đồ uống, đồ dùng, trang thiết bị
- Buồng phòng: các đồ sử dụng trong phòng khách sạn như các đồ dùng miễn phí cho khách, đồ vệ sinh
- Front of Office: giấy tờ in ấn, phần mềm
- Cây cối, dịch vụ bảo trì máy móc, giặt giũ thảm định kỳ…
- Điều phối hàng hóa tới các bộ phận/ nhân sự sử dụng theo yêu cầu hoặc lưu kho, quản lý hàng hóa trong kho
Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?
Lựa chọn ngành Tiếng Anh Thương mại – Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại là nguyện vọng 2. Nguyện vọng 1 là Pháp văn Đại học KHXH & NV không đậu. Lựa chọn nguyện vọng 2 vì đủ điểm và nghĩ rằng có tiếng Anh sau này sẽ dễ tìm việc trong các ngành khác nhau. Sau khi ra trường, việc đầu tiên là làm ở Big C, vị trí kiểm tra hàng hóa tại siêu thị và đặt hàng bổ sung từ kho tổng.
Vì bản thân mình cũng thích thực phẩm, thích dịch vụ sang trọng, thích “ăn chơi” nên khi thấy tin tuyển Nhân viên mua hàng của Pizza 4P’s thì ứng tuyển ngay, và may mắn được nhận vào. Từ đó thì gắn bó với vị trí Nhân viên mua hàng và trải qua nhiều môi trường công ty khác nhau, từ Pizza 4P’s là môi trường khởi nghiệp với đội ngũ trẻ nhiều đam mê nhiệt huyết nhưng hệ thống công việc quy trình còn nhiều ngổn ngang lộn xộn; đến KFC với môi trường đa quốc gia có hệ thống rõ ràng đầy đủ nhưng đội ngũ lớn tuổi thiếu năng động. Công ty tiếp theo là East West, đây là cột mốc trong nghề khi bắt đầu phải mua hàng quốc tế, phải tự mày mò tìm hiểu, làm việc với đối tác nước ngoài theo lịch làm việc khác múi giờ, có sử dụng các kiến thức về Xuất nhập khẩu đã học. Đây là công ty gắn bó lâu nhất được 3 năm.
Người nhà hay bạn bè không ảnh hưởng gì đến định hướng nghề nghiệp của bản thân, vì người nhà hay bạn bè cũng không hiểu rõ để định hướng. Hiện tại cũng như vậy. Nếu được chọn lại, tôi vẫn tiếp tục làm nghề này và phát triển thành Food Blogger hoặc Travel Blogger.
Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?
8h:00 – 8h30 | Đến công ty, chuẩn bị chỗ làm việc (pha trà, cà phê…), kiểm tra lịch |
8h30 – 12h00 |
|
13h30 – 17h30 |
|
Ghi chú: |
|
Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?
- Công việc năng động, cần sự nhanh nhạy, không bị ù lì một chỗ, được tương tác nhiều người
- Công việc có tính trendy (theo xu hướng)
- Đồng nghiệp trẻ trung, năng động, vui, nhiều “drama”
- Phù hợp cá tính thích ăn uống, vui chơi, thích ngành dịch vụ sang trọng
Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?
Là bộ phận nhận và giải quyết các yêu cầu/ nhu cầu của các bộ phận khác trong công ty nên cảm thấy sẽ rất khó chịu khi nhận được các yêu cầu không rõ ràng về tính chất món hàng, mục đích sử dụng…, nên phải trao đổi lại nhiều lần mất thời gian
Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?
- Vì công việc cần giao tiếp với các bộ phận và nhà cung cấp nên sự hòa động, giao tiếp tốt. Cần thành thạo các kỹ năng văn phòng cơ bản (email, word, excel)
- Thái độ: Chủ động tìm hiểu kiến thức (không có nơi đào tạo), cần tỉnh táo để phân biệt nên hay không và hậu quả của sự việc, trung thực để tránh những cám dỗ từ nhà cung cấp luôn có.
Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?
“Luôn nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp”; “Chắc nhà cung cấp chi hoa hồng nhiều lắm”
Hoa hồng thì nhà cung cấp luôn mời chào, nhưng mình phải hiểu là không có gì tự nhiên mà có. Điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, thời hạn thanh toán… Nên mình cần đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu, và cũng là để bản thân mình không bị đưa vào những thế khó (không đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty, không trung thực…)
Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?
- Đối với thời điểm mới ra trường thì công việc này có thể giúp mình tự sống khi mới ra trường. Lương cách đây 6 năm cũng đã là khoảng 5 triệu, bây giờ có thể tăng lên nhiều hơn.
- Đối với nghề này thì kinh nghiệm sẽ quan trọng hơn bằng cấp vì thị trường/ hàng hóa rất đa dạng.
Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?
- Trong khoảng một năm sau khi ra trường, nên thử các công việc khác nhau để học hỏi về môi trường công việc, môi trường kinh doanh.
- Quyết định tiếp tục hay dừng lại một công việc nên dựa trên độ phù hợp và yêu thích của bản thân đối với công việc đó, đừng vội nghỉ việc vì bị la mắng, đừng vội nản chí hay tự ái sĩ diện.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.