Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Định hướng Ngành Vận hành

[Người thật – Việc thật] Chuyên viên Ngân hàng – Ban dịch vụ tài chính

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
5 tháng ago
in Ngành Vận hành, Định hướng, Người thật - Việc thật, Thế giới nghề nghiệp
A A
0
Chuyên viên Ngân hàng – Ban dịch vụ tài chính

Chuyên viên Ngân hàng – Ban dịch vụ tài chính

0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  1. Thông tin căn bản
  2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?
  3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?
  4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?
  5. Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?
  6. Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?
  7. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?
  8. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?
  9. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?
  10. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?
Rate this post

Thư viện “Người thật – Việc thật” là tập hợp các buổi trao đổi thực tế, những câu chuyện nghề được chia sẻ từ những khách mời đang làm về chính công việc đó. Thư viện được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành nghề trên Bản đồ thế giới nghề nghiệp để các bạn có thể tham khảo được dễ dàng hơn.

Bài viết có tham khảo nội dung từ Hướng nghiệp Sông An.


Thông tin căn bản

  • Tuổi: 31
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 2 năm tại phòng kế toán tổng hợp, Ban dịch vụ tài chính. Hơn 8 năm làm việc trong ngân hàng.
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Thạc sĩ/ Tài chính – Ngân hàng
  • Số giờ làm hằng tuần: > 44 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Ngân hàng thương mại cổ phần/ hơn 5000 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

  • Thực hiện các báo cáo định kỳ theo quy định của Ngân hàng nhà nước – SBV (gồm báo cáo tự động và làm tay – manual)
  • Kiểm tra dữ liệu hệ thống FTP (Fund Transfer Pricing) hàng ngày đảm bảo dữ liệu chạy đúng
  • Đưa ra yêu cầu kinh doanh – BRD cho khối công nghệ xây dựng báo cáo, kiểm tra đảm bảo tính chính xác của báo cáo mới
  • Xây dựng bộ kế toán cho sản phẩm mới trên hệ thống
  • Quản lý các tài khoản nội bộ đảm bảo không phát sinh rủi ro
  • Kiểm tra và đưa ra phương án xử lý các giao dịch gây lệch số liệu hệ thống
  • Hạch toán kế toán (bảo hiểm tiền gửi/các nghiệp vụ kế toán theo đề nghị của các phòng ban liên quan)

=> Công việc tác động trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Là mắt xích không thể thiếu trong việc tạo lập và kiểm soát tính chính xác của sản phẩm về mặt kế toán.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Mình bắt đầu công việc tại ngân hàng từ năm 2011 với vị trí Giao dịch viên. Ban đầu mình chỉ mong muốn được làm tại các ngân hàng giống như nhiều sinh viên chuyên ngành tài chính- ngân hàng. Lúc đó cũng không phân tích sâu tại sao mình hợp hay tại sao mình thích.

Sau này, khi làm việc trong ngân hàng, mình cảm thấy những gì mình đã học, đã biết là quá ít, vì mỗi phòng ban lại chuyên sâu về một mảng nào đó, để thực hiện trôi chảy một dự án nào đó cần rất nhiều sự phối hợp của nhiều phòng ban. Mình cũng có nhiều cảm xúc lúc lên xuống với nghề, thời gian đầu có nhiều lúc cũng tính bỏ qua ngành khác. Vậy mà mình cứ làm hoài, xoay quanh công việc và gia đình, chẳng để ý tới thời gian. Lâu dần, mình cũng gắn bó với môi trường ngân hàng, đồng nghiệp và công việc.

Khi bản thân cảm thấy có chút quen thuộc, nhàm chán, mình đã tìm được vị trí mới mà công việc trước đó là nền tảng cho công việc mới. Công việc mới may sao luôn thách thức với kiến thức mới, khiến bản thân mình trở nên mới mẻ hơn. Hiện tại mình đã bớt băn khoăn mà chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển.

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8:00 – 8.30 Lên danh sách các việc cần làm trong ngày
8.30 – 11.00 Thực hiện các công việc theo danh sách đã lập từ đầu giờ sáng, các công việc cụ thể đã được mô tả ở slide trước.Có thể tham gia họp bất thường/ họp theo kế hoạch.
11.00 -12.00 Kiểm tra lại các việc đã thực hiện trong thời gian trên.Ghi lại các tình huống phát sinh mới/ biến động bất thường. Báo cáo với các bộ phận liên quan để đưa ra hướng giải quyết

Kiểm tra các việc phát sinh ngoài kế hoạch đầu ngày.

12.00 – 13.00 Nghỉ ngơi, ăn trưa, dành thời gian trao đổi với đồng nghiệp
13.00 – 16.00 Giải quyết các vấn đề tồn đọng buổi sáng, xử lý các việc phát sinh mới trong buổi chiều
Sau 16.00 Kiểm tra, đảm bảo công việc phát sinh đến thời điểm hiện tại đã giải quyết xong.Ghi chú lại các việc mới phát sinh, phân loại việc cần xử lý gấp/ lên kế hoạch chuyển sang việc cần làm cho ngày tiếp theo.

Học/ đọc một vấn đề mới/ vấn đề cũ liên quan hoặc có ích cho công việc hiện tại.

Ghi chú Thời gian biểu trên chỉ là tương đối vì có thể phát sinh việc đột xuất cần gấp nhưng luôn cần kiểm tra lại và lên kế hoạch hợp lý, giúp cân bằng công việc – cuộc sống

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

Được làm công việc đúng chuyên ngành mình đã học, cảm thấy phù hợp khả năng và yêu thích.

Được làm chủ công việc, công việc thông thường đã đúng theo kế hoạch nên có thể cân bằng cuộc sống – công việc.

Luôn được thách thức để có phương án tối ưu hơn cho công việc. Dù đặc thù kế toán là luôn theo khuôn mẫu nhất định, nhưng phương pháp và cách thức làm là khoảng không cho mình phát triển.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

  • Đôi khi rất áp lực,  căng thẳng như khi phục vụ cơ quan thanh tra/ kiểm tra. Đây còn là việc định kỳ hàng năm, không thể tránh khỏi.
  • Có thể có quá nhiều việc đột xuất cần ưu tiên trong ngày.

Dù mình không thích thật nhưng mà đó cũng không phải việc không thể giải quyết được.

Những lúc khó khăn hoặc quá bận thì mình cũng chấp nhận đó là một phần của nghề mình chọn. Sự cân bằng công việc – cuộc sống quan trọng những lúc như thế này. Có cân bằng thì khi gặp lúc khó khăn mình mới bình tĩnh mà vượt qua. Thật sự khi bận quá không nghĩ được (và cũng không nên) nghĩ quá nhiều, cứ tiếp tục làm. Việc xem xét, đánh giá hãy làm sau.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Thái độ với công việc. Nếu không thích thì từ đầu không nên chọn, nếu đã chọn hãy cho mình thời gian để thử thách bản thân, làm hết sức mình.

Kỹ năng, kiến thức sẽ ngày một nâng cao sau quá trình làm việc. Tất nhiên, em nên bắt đầu bằng một tấm bằng liên quan tới ngân hàng – tài chính để có kiến thức nền về ngành.

Về việc thăng tiến:

Cần xem tại đó có cơ hội cho mình thăng tiến không, không buồn nếu không có vì xác định mình học nhiều thứ để có thể có cơ hội tìm vị trí mới cao hơn tại nơi khác.

Từ lúc bắt đầu, cần biết thể hiện tốt khả năng, thái độ tích cực của bản thân khi làm việc để tạo ấn tượng với người xung quanh và cũng tạo cơ hội thay đổi cho chính mình.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Tài chính nhàm chán, vì các việc luôn cần thực hiện theo đúng các quy chuẩn? Mình ở vị trí cũ đôi khi cũng cảm thấy nhàm chán. Vì vậy, không ai bắt buộc bạn luôn ở một vị trí, mà cần nỗ lực phấn đấu để có cơ hội với các vị trí khác, có thể là môi trường khác. Nỗ lực phấn đấu cái gì thì như mình đã nói, cùng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng đã có rất nhiều kiến thức mà bạn học không hết, nên đừng giới hạn phạm vi kiến thức và khả năng của mình.
  • Ngành tài chính – ngân hàng giờ không còn nhu cầu tuyển dụng nhiều nữa?

Hiện tại ngành tài chính ngân hàng vẫn cần tuyển dụng nhiều nhân viên kinh doanh, giao dịch viên, v.v Những bạn này ngoài áp lực về tăng lượng tiền gửi tiết kiệm còn có chỉ tiêu tư vấn bảo hiểm, phát hành thẻ tín dụng. Nếu làm tốt các bạn Giao dịch viên có thu nhập rất cao. Ở ngân hàng mình rất nhiều bạn Giao dịch viên có thu nhập trong tháng cao hơn Kiểm soát viên hoặc thậm chí là Trưởng chi nhánh. Ngoài ra với sự phát triển ngân hàng số, khối hỗ trợ còn mở nhiều vị trí phòng ebank như Phát triển sản phẩm, Lập trình viên – Developer, Phân tích kinh doanh – Business Analyst, Kỹ thuật, v.v

  • Ngành tài chính – ngân hàng lương thưởng rất cao mà chỉ cần mặc đẹp và giao tiếp tốt thôi?

Nhân viên ngân hàng có thu nhập ổn định, không cao nổi trội, mức báo chí hay nói đến là mức của cán bộ quản lý. Nhưng như đã chia sẻ ở trên, để có mức thu nhập cao thì nhân viên cũng phải vượt qua rất nhiều áp lực từ khách hàng, quản lý. Cho nên cần giao tiếp tốt thì cơ hội có thu nhập tốt là cao hơn, còn mặc đẹp thì chưa đủ.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Công việc nào cũng đủ nuôi bản thân, quan trọng là cách sống của bạn.

Nếu lương khởi điểm thấp, có thể hạn mức cho 1 bữa sáng chỉ là 10.000đ, bạn có thể ăn mì tôm. Khi hạn mức đó là 50.000đ, thay vì ăn mì tôm và tiết kiệm, bạn có thể chọn ăn phở và uống cafe. Đều có thể gọi là “tự nuôi mình” được.

Quan trọng là bạn có đưa cho người tuyển dụng đủ lý do để tuyển bạn ngay từ đầu không đã. Nếu tốt nghiệp mà kinh nghiệm của bạn quá hạn chế thì rất khó trong môi trường cạnh tranh như các ngân hàng lớn. Khi đó cần bắt đầu quá trình thực tập, đi làm sớm hơn để tránh “không nuôi được mình”.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Mình nói vui là luôn AQ (AQ vừa là tên nhân vật nổi tiếng của Lỗ Tấn và cũng là viết tắt của chỉ số vượt khó – Adversity Quotient).

Ai rồi cũng đến thời điểm thấy việc nào cũng như nhau, nên cần vượt qua mọi chán nản (do công việc/ cuộc sống), không để mất động lực, sự lạc quan của bản thân.

Nếu bạn muốn theo nghề này thì nên tìm hiểu về nghề từ trước khi hết lớp 12, rồi chọn cơ sở đào tạo phù hợp, học hành tử tế, làm việc chăm chỉ, sau đó là mở rộng mối quan hệ trong ngành.


Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.

Tags: Chuyên viên Ngân hàng
Previous Post

[Người thật – Việc thật] Kế toán tổng hợp

Next Post

[Người thật – Việc thật] Kế toán trưởng

Next Post
Kế toán trưởng

[Người thật - Việc thật] Kế toán trưởng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
2k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
549
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
397
6 nhóm đặc tính nghề Holland

Chi tiết về 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp theo Lý thuyết mật mã Holland

05/12/2022
442

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
62
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời