Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Tự học Làm tốt Học hay

Ghi nhớ kiến thức “siêu dễ’ với 4 bước theo phương pháp Feynman

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
4 tháng ago
in Làm tốt Học hay
A A
0
Ghi nhớ kiến thức với phương pháp Feynman

Ghi nhớ kiến thức với phương pháp Feynman | Ảnh: Nhi Thanh @obanhmis

0
SHARES
29
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  1. Bước 1: Xác định điều mà bạn quan tâm và viết xuống giấy
  2. Bước 2: Dạy cho chính mình hoặc những người chưa biết gì về chủ đề này
  3. Bước 3: Quay lại rà soát ngay khi nhận thấy lỗ hổng kiến thức
  4. Bước 4: Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp theo cách hiểu của bạn
5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết ‘Ghi nhớ kiến thức “siêu dễ’ với 4 bước theo phương pháp Feynman‘ được sưu tầm từ Series Làm việc hiệu quả của Vietcetera.


Richard Feynman là một nhà vật lý học từng đoạt giải thưởng Nobel danh giá. Ông đã có những đóng góp đáng kể về cơ học lượng tử và vật lý hạt nhân. Feynman cũng là người tiên phong trong lĩnh vực điện toán lượng tử, đưa ra khái niệm công nghệ nano, đồng thời từng là giảng viên của những trường đại học danh tiếng như Cornell và Caltech.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng ông cho rằng mình chỉ là “một người bình thường nhưng cần cù”. Triết lý của Feynman về việc học chính là “Thần đồng vốn không có thật. Họ chỉ là những người tìm thấy hứng thú ở lĩnh vực nhất định và học về nó”.

Phương pháp học của ông không thiên về thuộc lòng mà đi theo trình tự “thử, sai, khám phá và tham chiếu” với quy trình 4 bước như sau:

Bước 1: Xác định điều mà bạn quan tâm và viết xuống giấy

Ghi nhớ kiến thức với phương pháp Feynman-1
Bước 1: Xác định điều mà bạn quan tâm và viết xuống giấy

Bạn có thể liệt kê ra những lĩnh vực mà mình có hứng thú hoặc có kiến thức sơ bộ, sau đó là những khái niệm thuộc lĩnh vực đó mà bạn biết nhưng chưa thật sự nắm rõ. Chẳng hạn:

  • Lĩnh vực: thiết kế UI (UI designer)
    Khái niệm: các kiểu UI (types of user interface), những nguyên tắc cơ bản của UI (basic principle of UI), quy trình thiết kế UI (UI design process)
  • Lĩnh vực: khoa học dữ liệu (data science)
    Khái niệm:
     cơ bản về R (R basics), trực quan hoá dữ liệu (data visualization), xác suất (probability)

Biết được điều mình không biết chính là bước đầu của việc học. Bằng cách xác định và ghi xuống, bạn sẽ tránh được tình trạng “quá tham vọng” khi gì cũng muốn biết nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu.

Bước 2: Dạy cho chính mình hoặc những người chưa biết gì về chủ đề này

Ghi nhớ kiến thức với phương pháp Feynman-2
Bước 2: Dạy cho chính mình hoặc những người chưa biết gì về chủ đề này

Đọc và hiểu những gì được ghi trong tài liệu không đồng nghĩa với việc bạn đã thấm nhuần một kiến thức. Thậm chí, việc “ghi chép” của chúng ta đôi khi chỉ là “sao chép”. Để thực sự nắm bắt được một kiến thức, người học cần có cách tiếp cận chủ động hơn. Ví dụ:

  • Tóm lược lại những gì mình vừa học/đọc ra một cuốn sổ (dựa trên trí nhớ của bạn chứ không nên là sao chép từ tài liệu xuống).
  • Tưởng tượng mình là một giáo viên đang đứng lớp và dạy cho chính mình mà không cần nhìn vào ghi chú.
  • Giảng lại cho một người mà bạn biết họ không biết gì về kiến thức này.
  • Thảo luận chủ đề với bạn bè hoặc đồng nghiệp.
  • Đăng tải những gì mình biết dưới dạng bài viết, podcast, video lên mạng.
  • Tham gia vào những hội nhóm trên Facebook để chia sẻ kiến thức hoặc trả lời câu hỏi trên Quora.

Bước này sẽ giúp bạn tránh việc “tưởng bở” là mình đã hiểu tường tận vấn đề. Khi thực sự phải giải thích một khái niệm, dù thông qua việc viết hay nói, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những lỗ hổng trong lập luận và kiến thức của mình.

Bên cạnh đó, người khác thường sẽ giỏi hơn trong việc chỉ ra sự thiếu hợp lý trong lập luận của bạn. Hoặc bạn có thể hỏi người nghe lặp lại những gì mà bạn đã nói theo cách họ hiểu. Nếu họ không làm được, có thể cách lý giải của bạn đang có điểm thiếu sót.

Bước 3: Quay lại rà soát ngay khi nhận thấy lỗ hổng kiến thức

Ghi nhớ kiến thức với phương pháp Feynman-3
Bước 3: Quay lại rà soát ngay khi nhận thấy lỗ hổng kiến thức

Khi nhận ra giải thích của mình chưa thực sự thỏa đáng, bạn cần tự hỏi:

  • Đâu là điều khiến giải đáp của mình trở nên khó hiểu?
  • Điều này có đồng nghĩa với việc đang có một “lỗ hổng” trong kiến thức của mình?
  • “Lỗ hổng” này có thể được “trám” bằng những tài liệu mình đã tham khảo?
  • Nếu không, mình có thể lấp đầy nó bằng cách nào khác? (hỏi người có chuyên môn hơn, đăng status để hỏi mọi người trong group Facebook, tìm tài liệu khác có liên quan,…)

Chú ý đến những “điểm mù” của mình sẽ khiến bạn chủ động hơn trong việc quay lại rà soát những gì đã học. Bằng cách ôn lại, kiến thức của bạn sẽ được củng cố và đưa vào bộ nhớ dài hạn, tránh tình trạng “học thầy trả thầy”.

Bước 4: Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp theo cách hiểu của bạn

Ghi nhớ kiến thức với phương pháp Feynman-4
Bước 4: Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp theo cách hiểu của bạn

Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đều có các thuật ngữ chuyên ngành riêng. Biết được chúng rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là bạn không nên đánh đồng việc hiểu nghĩa của thuật ngữ là hiểu khái niệm.

Chẳng hạn, bạn biết UI là cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và UX là User Experience (trải nghiệm người dùng), nhưng làm thế nào để có thể đơn giản hóa khái niệm này cho người ngoài ngành cũng có thể hình dung?

Lúc này, bạn có thể áp dụng phép loại suy (analogy). Hiểu nôm na, đây là cách bạn sử dụng phương pháp so sánh nhằm giúp một khái niệm trừu tượng trở nên dễ hiểu hơn. Vì vậy, anology rất được ưa chuộng trong giáo dục.

Trở về ví dụ của UX-UI, Jonathan Widawski (CEO của Maze Design) đã tạo một analogy rất trực quan để giải thích sự khác nhau giữa hai khái niệm này “Hãy tưởng tượng bạn đang thiết kế một ngôi nhà. UX sẽ là nền móng, trong khi UI sẽ là màu sơn và nội thất”.

Khi không thể dựa vào từ ngữ “đao to búa lớn”, chúng ta phải chắt lọc những gì mình biết ở dạng cơ bản nhất. Đây là lúc mà bạn thật sự nắm bắt một khái niệm. Tự sáng tạo nên một analogy cho mình sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ lại và truyền tải những gì đã học.


Xem thêm các bài viết khác trong chuyên mục Làm tốt học hay của Tuhoc.com.vn để biết những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn.

Tags: Ghi nhớ kiến thức
Previous Post

Sắp xếp công việc mỗi ngày với quy tắc 1-3-5

Next Post

Làm việc hiệu quả với Ma trận Eisenhower

Next Post
Làm việc hiệu quả với Ma trận Eisenhower

Làm việc hiệu quả với Ma trận Eisenhower

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
1.9k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
537
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
390
Lý thuyết mật mã Holland

Lý thuyết mật mã Holland – Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp dành cho hướng nghiệp

21/11/2022
526

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
57
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời