Công nghệ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen và hành vi của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của Digital Marketing. Lĩnh vực đầy mới mẻ này thu hút sự quan tâm của đông đảo người trẻ, đồng thời cũng khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Digital Marketing, đừng bỏ qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức tổng quan từ A – Z về Digital Marketing.
Giới thiệu chung về ngành Digital Marketing
Ngành Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hay Marketing Số là ngành học đào tạo về tiếp thị trực tuyến, quảng bá thương hiệu thông qua kết nối internet hoặc các hình thức truyền thông kỹ thuật số khác như email, các phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo trên website.
Về cơ bản, nếu một chiến dịch tiếp thị liên quan tới truyền thông kỹ thuật số thì đó chính là digital marketing.
Chương trình học ngành Marketing số trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như Marketing căn bản, nguyên lý kế toán, Quản trị học, Kinh tế vĩ mô, vi mô, Thống kê kinh doanh, Phân tích định lượng, Hệ thống thông tin quản lý, Hành vi người tiêu dùng trong môi trường kỹ thuật số, Nghiên cứu marketing, quản trị bán hàng, quản trị sản phẩm, quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông marketing tích hợp…

Tại sao nói Ngành Digital Marketing quan trọng trong thời đại số?
Trong thời đại công nghệ 4.0, digital marketing ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng, thậm chí vượt qua các phương thức marketing truyền thống.
Một báo cáo từ Hootsuite cho thấy tính đến tháng 1/2021, số lượng người dùng smartphone toàn cầu là 5,22 tỉ người, số người sử dụng internet là 4,66 tỉ người và số người dùng mạng xã hội là 4,2 tỉ người.
Theo số liệu của We are Social, trung bình mỗi ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 giờ 42 phút để vào Internet, trong đó, 2 giờ 33 phút là dành cho mạng xã hội. 94% người dùng Internet Việt Nam lên mạng hàng ngày.
Còn theo số liệu của Cục Viễn thông, thời điểm diễn ra dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng băng rộng di động của Việt Nam trong năm 2020 tăng đến 22,45%, băng rộng cố định tăng 13,33% so với cùng kỳ. Hiện nay băng rộng cố định hộ gia đình hiện đạt 15,68 triệu, chiếm 58,34% số hộ gia đình, tức là tăng trưởng rất mạnh mẽ trong năm 2020 trong thời gian cách ly, làm việc từ xa.
Con số này chứng tỏ internet đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Người Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến internet và xem Mạng xã hội như là một kênh giao tiếp hàng ngày và trong công việc.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Digital Marketing
Có thể học ngành Digital Marketing ở những trường nào?
Hiện này có khá nhiều trường và trung tâm đào tạo về ngành Digital Marketing, tuy nhiên Tuhoc.com.vn chỉ xin cung cấp danh sách một số trường nổi bật, có tuyển sinh năm 2022 và điểm chuẩn như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Học viện Ngân hàng | |
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên | 16 |
Đại học RMIT | |
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn | |
Đại học Hoa Sen | 16 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
Đại học Công nghệ TP HCM | 18 |
Các khối thi ngành Digital Marketing
Thi ngành Digital Marketing theo khối nào?
Để đăng ký xét tuyển vào ngành Marketing số của một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:
- Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
- Khối D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
Mã ngành Digital Marketing là: 7340114
Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing
Digital Marketing là học những gì?
Trọng tâm của chuyên ngành học là những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong ngành Digital Marketing. Trong chương trình học, sinh viên sẽ cung cấp các kiến thức nền tảng về Kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế, Thông tin tài chính cho việc ra quyết định, Giới thiệu về Quản trị.
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và kĩ năng chuyên môn. Từ đó, sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ có thể tự tin làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Các kiến thức có thể kể đến: Xây dựng chiến lược Digital Marketing, Định vị khách hàng mục tiêu, Xây dựng thương hiệu, Phân tích dữ liệu, Tư duy thiết kế.
Một số lĩnh vực chính của Digital Marketing
Thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng (UI/UX) cho website hoặc blog
Phần lớn các doanh nghiệp hoặc sản phẩm thường có website là nơi cung cấp thông tin chính thống và để khách hàng liên hệ tìm hiểu sản phẩm. Một website thiết kế tiện lợi, dễ tra cứu thông tin sẽ đem lại những trải nghiệm người dùng tốt và giúp đưa thêm khách hàng tiềm năng về với doanh nghiệp.
UI/UX sẽ liên quan nhiều đến các kỹ năng như nghiên cứu, thiết kế, coding để phát triển trang web/ứng dụng.
Quảng cáo
Quảng cáo (ads) là một trong những mảng lớn của Digital Marketing. Mỗi trang web hay tài khoản trên mạng xã hội để có thể trở thành 1 “platform” (nền tảng) để quảng cáo sản phẩm. Một trong những platform sử dụng nhiều nhất hiện nay có thể kể đến Facebook, Instagram, Google,… Bên cạnh đó, còn có các hình thức quảng cáo khác như quảng cáo dựa vào địa lý (Geo-targeting), quảng cáo trên các thiết bị thu phát truyền hình.
Lĩnh vực digital advertising sẽ yêu cầu những kỹ năng và kiến thức về marketing, sử dụng công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, thiết kế và viết content cho quảng cáo.
Content marketing
“Content is king” – “Nội dung là vua” là một trong những khái niệm “vững chãi” của Digital Marketing. Dù thiết kế đẹp, giao diện website dễ dùng nhưng nếu không có nội dung thú vị hoặc hữu ích đối với người dùng, bạn cũng khó lòng giữ chân khách hàng. Hầu như tất cả lĩnh vực trong marketing đều liên quan đến phát triển nội dung.
Những công việc của content marketing có thể kể đến như quản lý nội dung mạng xã hội, content writing, copy writer, biên tập, biên kịch, viết bài SEO (search engine optimization),…
SEO – Search Engine Optimization
Khi tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, phần lớn chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như Google, Cốc Cốc,… Với một từ khóa như “Khóa học Digital Marketing,” có thể đem lại hàng triệu kết quả tìm kiếm, nhưng đa phần chúng ta sẽ chỉ lướt qua 2 – 3 kết quả đầu tiên. Vậy SEO chính là sự kết hợp của nội dung và công cụ Digital Marketing để đưa website/sản phẩm của bạn lên trên top đầu tìm kiếm.
SEO liên quan đến những công việc như sáng tạo content hữu ích, phát triển nội dung social, sử dụng công cụ, tối ưu website,…
Email marketing
Song song với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta vẫn có thói quen đón nhận và tin tưởng những nguồn chính thống như báo chí, email,… Vì vậy, email marketing cũng là một phần không thể không kể đến trong các lĩnh vực của Digital Marketing.
Email marketing thường được coi là một kênh bổ trợ các hoạt động truyền thông khác của doanh nghiệp/sản phẩm. Đây là một cách lan tỏa thông tin khá trực tiếp và hiệu quả nếu nội dung đúng đối tượng khách hàng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hòm mail của bạn lại đầy rẫy email “spam,” nhưng lại có một số ít khiến bạn thực sự quan tâm và click vào để tìm hiểu thêm.
Email marketing liên quan đến những công việc như sáng tạo nội dung, thiết kế, nghiên cứu đối tượng khách hàng, đo lường hiệu quả,…

Dưới đây là khung chương trình đào tạo ngành Digital Marketing của trường Đại học Hoa Sen, các bạn có thể tham khảo để có cái nhìn cụ thể hơn:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
1. Lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2. Khoa học xã hội |
Học phần bắt buộc: |
Pháp luật đại cương |
Học phần tự chọn: |
Phương pháp học đại cương |
Tư duy phản biện |
Luật an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu toàn cầu |
Đạo đức nghề nghiệp |
Giao tiếp liên văn hóa |
Tâm lý học – Khái niệm và ứng dụng |
3. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường |
Tin học ứng dụng khối ngành kinh tế |
4. Ngoại ngữ |
Anh văn giao tiếp quốc tế 4 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 5 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 6 |
5. Giáo dục thể chất |
6. Giáo dục quốc phòng – an ninh |
7. Thực tập nhận thức tại doanh nghiệp |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở khối ngành kinh tế |
Marketing căn bản |
Nguyên lý kế toán |
Quản trị học |
Kinh tế vĩ mô |
Kinh tế vi mô |
Thống kê kinh doanh |
Phân tích định lượng |
Nhập môn hệ thống thông tin quản lý |
2. Kiến thức cơ sở khối ngành Marketing |
Hành vi người tiêu dùng trong môi trường kỹ thuật số |
Nghiên cứu Marketing |
Quản trị bán hàng |
Quản trị truyền thông Marketing tích hợp (IMC) |
Quản trị sản phẩm |
Quản trị thương hiệu |
Chiến lược định giá |
Điều hành bán hàng đa kênh |
3. Kiến thức ngành chính |
Dẫn nhập môn Marketing kỹ thuật số |
Truyền thông kỹ thuật số |
Thiết kế web và đồ họa |
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và phương tiện truyền thông xã hội |
Marketing nội dung |
Marketing nền tảng di động |
Phân tích dữ liệu Marketing điện tử |
Quản trị quan hệ khách hàng và chiến lược trực tuyến |
Học phần tự chọn |
Chiến lược giá trên nền tảng số |
Quảng cáo lập trình |
Khởi nghiệp |
Marketing trực tiếp và định hướng dữ liệu |
Quản trị dự án |
Tài trợ và quản lý sự kiện |
Marketing quốc tế |
Thương mại điện tử |
Chiến lược marketing |
Quản trị bán hàng |
Đề án: Dự án Marketing kỹ thuật số |
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Digital marketing sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phù hợp với chuyên ngành mình theo học.
Một số công việc ngành Digital Marketing các bạn có thể tham khảo như sau:
- Chuyên viên Marketing số
- Chuyên viên Marketing Nội dung
- Chuyên viên Nghiên cứu Thị trường
- Quản lý Doanh Nghiệp
- Tư vấn Quản trị Thương mại
- Chuyên viên Kinh doanh
- Chuyên viên Quan hệ khách hàng
- Chuyên viên quản trị và phát triển SEO
- Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing, quản lý tổ chức kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng tại các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng cáo,…
- Giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng
Những tố chất cần có của một sinh viên ngành Digital Marketing
Dưới đây là 6 tố chất đòi hỏi ở một Digital Marketer chuyên nghiệp. Ngoài việc học hỏi các bí quyết, mẹo, hay cập nhật xu hướng mới về ngành Marketing cũng như lĩnh vực mình phụ trách, hãy dành thời gian và sự tập trung rèn luyện bản thân ngay từ những hành động đơn giản nhất hàng ngày. Có như vậy, con đường sự nghiệp của bạn mới trở nên vững vàng, và bạn cũng luôn sẵn sàng đón nhận những thử thách mới, công việc mới, vị trí mới.

Mức lương ngành Marketing số
Để trả lời cho câu hỏi đầu bài, thì cũng như bao ngành khác, mức lương ngành Digital Marketing phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu tuyển dụng cho ngành này khá nhiều, vì thế mà mức lương bình quân cũng tương đối cao, dao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng, cụ thể như sau:
- Trưởng phòng Marketing có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương bình quân từ 30 – 40 triệu đồng/tháng
- Trưởng phòng nghiên cứu thị trường: Mức lương bình quân từ 25 – 30 triệu đồng/tháng
- Nhân viên marketing có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 4 năm: Mức lương bình quân từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên marketing vừa ra trường: Mức lương bình quân từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.