Tìm hiểu Ngành Sư phạm Địa lý (Mã ngành: 7140219)

5/5 - (2 bình chọn)

Ngành Sư phạm Địa lý là một trong những ngành học về giáo dục sư phạm giảng dạy môn học đào tạo các giáo viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ sư phạm giảng dạy môn Địa lý.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Sư phạm Địa lý là gì?

Sư phạm Địa lý (tiếng Anh là Geography Teacher Education) là ngành học đào tạo giáo viên địa lí có lòng yêu nghề, có lí tưởng cách mạng, nắm vững tri thức lí luận của khoa học địa lí, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn để vận dụng vào việc nghiên cứu và dạy học môn địa lý ở các cấp học.

Người học ngành Sư phạm Địa lý sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên ngành như Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế – xã hội, Địa lí tự nhiên các lục địa, Địa lí biển đông, Thực địa Địa lí tự nhiên, Hệ thống thông tin địa lí GIS, Môi trường và phát triển bền vững, Địa danh học, Địa lí du lịch, tiếng Anh chuyên ngành…

Ngành Sư phạm Địa lý có mã ngành là 7140219.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Sư phạm Địa lý

Có những trường nào đào tạo ngành Sư phạm Địa lý?

Tuhoc.com.vn cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Sư phạm Địa lý cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Sư phạm Địa lý năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Tên trường Điểm chuẩn 2022
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 26.9 – 27.75
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 26.25
Trường Đại học Tây Bắc 26.1
Trường Đại học Hùng Vương
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 23.75
Trường Đại học Hồng Đức 27.5
Trường Đại học Quy Nhơn 28.5
Trường Đại học Vinh 22
Trường Đại học Sư phạm Huế 24.25
3. Khu vực TP HCM và miền Nam
Trường Đại học Sư phạm TP HCM 26.5
Trường Đại học Đồng Tháp 25
Trường Đại học An Giang 25.7
Trường Đại học Cần Thơ 26.25
Trường Đại học Sài Gòn 25.63

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Địa lý năm 2022 của các trường đại học phía trên thấp nhất là 22 và cao nhất là 27.75 (thang điểm 30)

Các khối thi ngành Sư phạm Địa lý

Thi ngành Sư phạm Địa lý theo khối nào?

Để đăng ký xét tuyển vào một trong các trường phía trên, các bạn có thể sử dụng một trong các tổ hợp xét tuyển sau đây tùy trường:

  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa lí)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối A09 (Toán, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D44 (Văn, Địa lí, Tiếng Pháp)

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý

Ngành Sư phạm Địa lý sẽ được học những môn gì?

Sinh viên ngành Sư phạm Địa lí sẽ được đào tạo về phẩm chính chính trị, trách nhiệm công dân, phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp của một giáo viên địa lý gương mẫu, có đầy đủ năng lực chung, năng lực chuyên môn đảm bảo yêu cầu thực tiễn, khái quát hóa được tri thức khoa học, đồng thời vận dụng được kiến thức, kỹ năng địa lý vào thực tế nghiên cứu và dạy học tại các cơ sở giáo dục.

Theo học ngành Sư phạm Địa lý của trường Đại học Sư phạm TP HCM, sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình học như sau:

I. HỌC PHẦN CHUNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị học Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Tâm lí học đại cương
Ngoại ngữ HP1
Ngoại ngữ HP2
Ngoại ngữ HP3
Tin học căn bản
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
Học phần bắt buộc:
Phương pháp nghiên cứu khoa học địa lí
Bản đồ học đại cương
Địa lí tự nhiên đại cương 1
Địa lí tự nhiên đại cương 2
Địa lí tự nhiên đại cương 3
Địa lí kinh tế – xã hội đại cương 1
Địa lí kinh tế – xã hội đại cương 2
Địa lí tự nhiên các lục địa HP1
Địa lí tự nhiên các lục địa HP2
Địa lí tự nhiên Việt Nam 1
Địa lí tự nhiên Việt Nam 2
Địa lí biển đông
Thực địa Địa lí tự nhiên
Hệ thống thông tin địa lí (GIS) và ứng dụng GIS trong dạy học địa lí
Địa lí kinh tế – xã hội thế giới HP1
Địa lí kinh tế – xã hội thế giới HP2
Thực địa Địa lí kinh tế – xã hội
Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam 1
Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam 2
Học phần tự chọn:
Những quy luật địa lí của lớp vỏ cảnh quan
Môi trường và phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai
Địa danh học Việt Nam
Tiếng Anh chuyên ngành Địa lí
Địa lí du lịch
Địa lí đô thị
Địa lí Đông Nam Á
Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản
Hội nhập quốc tế
Văn hóa du lịch
Du lịch sinh thái
III. HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
Học phần bắt buộc:
Nhập môn nghề giáo
Giáo dục học đại cương
Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
Tâm lí học giáo dục
Giao tiếp sư phạm
Lí luận dạy học Địa lí
Kiểm tra – đánh giá trong dạy học địa lí
Phát triển chương trình môn địa lí
Phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông
Thiết kế và tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Địa lí
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên môn Địa lí
Thực tập sư phạm 1
Thực tập sư phạm 2
Học phần tự chọn:
Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học Địa lí
Bản đồ giáo khoa
Dạy học dự án
Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học địa lí
Dạy học tích hợp trong môn địa lí
IV. HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP
Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận
Lựa chọn 2: Học 3 phần tốt nghiệp. Trong đó có ít nhất 1 học phần sinh viên thực hiện sản phẩm nghiên cứu là tiểu luận/ bài báo thay cho thi kết thúc học phần
Khóa luận tốt nghiệp
Những vấn đề địa lí tự nhiên
Những vấn đề địa lí kinh tế – xã hội
Dạy học tích cực

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Cử nhân Sư phạm Địa lý sau khi tốt nghiệp đáp ứng được năng lực nghề nghiệp như phân tích thông tin đa dạng về người học và môi trường giáo dục, có thể đề xuất biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng học, có các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục phù hợp tạo động lực học tập cho người học.

Các công việc ngành Sư phạm Địa lý bạn có thể tham khảo như:

  • Giáo viên môn Địa lí tại các trường THCS, THPT
  • Giáo viên phụ trách các học phần liên quan tới Địa lí tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp
  • Chuyên viên phụ trách chuyên môn tại các Sở/ Phòng Giáo dục và Đào tạo
  • Học cao học, nghiên cứu sinh nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ Địa lí hoặc Thạc sĩ, Tiến sĩ về Tài nguyên – Môi trường, Quản lí giáo dục (có thể phải học thêm các học phần chuyển đổi)

Mức lương ngành Sư phạm Địa lý

Mức lương bình quân của giáo viên sư phạm Địa lý là từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm công tác của mỗi người mà sẽ có sự thăng tiến nhất định trong công việc sau này.


Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.

Next Post
5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Bài viết mới nhất

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x