Ngôn ngữ Khmer chính là tiếng Khmer hay tiếng Campuchia là ngôn ngữ thứ hai trong ngữ hệ Nam Á sau tiếng Việt. Tiếng Khmer chủ yếu được sử dụng nhiều ở vùng Nam Bộ Việt Nam và không có nơi đào tạo, cho đến năm 2011 mới có trường đại học mở lớp đào tạo ngành ngôn ngữ Khmer tại Trà Vinh.
Nếu bạn đang quan tâm học ngành Sư phạm tiếng Khmer thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Tuhoc.com.vn nhé!
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Giới thiệu chung về ngành Sư phạm Tiếng Khmer
Ngành Sư phạm tiếng Khmer là ngành đào tạo ra những người giáo viên có khả năng sử dụng tiếng Khmer thành thạo, có kỹ năng sư phạm và tình yêu với sự nghiệp giảng dạy. Sau khi hoàn thành 4 năm đào tạo bậc cử nhân ở trường, bạn sẽ được trang bị đầy đủ cả kiến thức lẫn kỹ năng để sẵn sàng tiếp bước các thầy cô giáo đi trước chia sẻ tri thức, lan tỏa yêu thương.
Liệu bạn có phù hợp với ngành này?
Về bản chất, ngành Sư phạm tiếng Khmer là sự kết hợp giữa hai ngành Ngôn ngữ Khmer và Sư phạm. Do đó, người theo học bắt buộc phải đáp ứng nhiều yêu cầu về cả kỹ năng tiếng Khmer lẫn năng lực giảng dạy. Các bạn cần có ít nhất một trong những yếu tố sau nếu muốn thật sự trở nên phù hợp với ngành học.
- Có niềm đam mê với ngôn ngữ Khmer.
- Chăm chỉ, kiên nhẫn, trung thực và nghiêm túc trong công việc.
- Luôn muốn mở mang tầm hiểu biết về ngôn ngữ Khmer, đồng bào Khmer nói riêng và người dân nước Campuchia nói chung.
- Có khả năng truyền đạt tốt, diễn giải logic.
Các trường nào đào tạo ngành Sư phạm tiếng Khmer?
Trên cả nước hiện nay chỉ có duy nhất trường Đại Học Trà Vinh có đào tạo ngành học này. Vì ngành Sư phạm tiếng Khmer chỉ mới được đưa vào giảng dạy thí điểm được một thời gian ngắn nên số lượng cơ sở đào tạo còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu ngành này có nhu cầu đào tạo cao trong những năm sắp tới, Bộ GD&ĐT có thể sẽ đưa vào giảng dạy chính thức và áp dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học hơn.
Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?
Hiện nay, ngành Sư phạm tiếng Khmer chỉ chấp nhận xét tuyển đầu vào theo kết quả thi THPT. Điểm chuẩn của ngành Sư phạm tiếng Khmer tại Đại học Trà Vinh qua các năm như sau:
Các khối xét tuyển ngành Sư phạm Tiếng Khmer
Ngành Sư phạm Tiếng Khmer xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)
- D14 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh)
- D15 (Địa lý, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Khmer tại đại học Trà Vinh
Về chương trình đào tạo, người học phải hoàn thành đủ các học phần bắt buộc và học phần chuyên môn theo quy định.
Trong đó, các học phần bắt buộc chung sẽ bao gồm: Tư tưởng HCM, Đường lối của ĐCSVN, Tin học cơ sở, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Giáo dục thể chất,…
Các học phần chuyên môn sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ gồm: học phần tiếng và học phần kỹ năng.
Về học phần tiếng, các bạn sẽ được đào tạo bài bản 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Khmer.
Về học phần kỹ năng, sinh viên ngành sư phạm sẽ phải hoàn thành những học phần về tâm lý học, phương pháp giảng dạy, lý luận… để trau dồi khả năng tổ chức và làm chủ lớp học của mình.
Dưới đây là chương trình đào tạo chi tiết trong 3,5 năm tại trường Đại học Trà Vinh:
Học kỳ 1 |
Bắt buộc |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
Giáo dục thể chất 1 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
Tâm lý học đại cương |
Tiếng Khmer cơ bản 1 |
Anh văn không chuyên 1 |
Tin học ứng dụng cơ bản |
Nhập môn nghề giáo |
Học kỳ 2 |
Bắt buộc |
Giáo dục thể chất 2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Tiếng Khmer cơ bản 2 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục |
Anh văn không chuyên 2 |
Giáo dục học đại cương |
Tự chọn |
Văn hóa học đường |
Ngôn ngữ và văn học |
Xã hội học đại cương |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Logic học đại cương |
Học kỳ 3 |
Bắt buộc |
Giáo dục thể chất 3 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tiếng Việt thực hành |
Ngữ âm học tiếng Khmer |
Anh văn không chuyên 3 |
Tâm lý học giáo dục |
Tự chọn |
Mỹ học đại cương |
Dân tộc học đại cương |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
Nhân học đại cương |
Học kỳ 4 |
Bắt buộc |
Anh văn không chuyên 4 |
Giao tiếp sư phạm |
Từ vựng Khmer 1 |
Phương pháp dạy học tiếng Khmer |
Văn học Khmer |
Tự chọn |
Ngôn ngữ báo chí tiếng Khmer |
Tiếng Khmer văn hóa, du lịch, lễ hội |
Tiếng Khmer văn học – nghệ thuật |
Tiếng Khmer pháp luật, hành chính, văn phòng |
Học kỳ 5 |
Bắt buộc |
Phương pháp dạy học tiếp nhận và tạp lập văn bản tiếng Khmer |
Từ vựng Khmer 2 |
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tiếng Khmer |
Ngữ pháp Khmer 1 |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo |
Tự chọn |
Kỹ năng xây dựng câu hỏi trong dạy học tiếng Khmer |
Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông |
Phân tích và phát triển chương trình Tiếng Khmer |
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tiếng Khmer |
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Khmer |
Thực hành sư phạm |
Học kỳ 6 |
Bắt buộc |
Ngữ pháp Khmer 2 |
Viết Tiếng Khmer |
Biên, phiên dịch Tiếng Khmer |
Tiếng Pali cơ bản |
Thực tập sư phạm 1 |
Tự chọn |
Phương ngữ Tiếng Khmer |
Phong cách học Tiếng Khmer |
Ngữ nghĩa học Tiếng Khmer |
Ngữ dụng học Tiếng Khmer |
Học kỳ 7 |
Thực tập sư phạm 2 |
TH1 |
Khóa luận tốt nghiệp |
TH2 |
Hoặc học bổ sung kiến thức: |
Dạy học đọc hiểu văn bản tiếng Khmer trong nhà trường |
Giáo dục ngôn ngữ Khmer trong nhà trường |
Tiếp cận văn học Khmer trong nhà trường |
Cơ hội việc làm của ngành Sư phạm tiếng Khmer như thế nào?
Hiện nay, tuy đây là ngành học chưa phổ biến trên cả nước, nhưng cơ hội việc làm lại hết sức đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, có trong tay tấm bằng cử nhân sư phạm, bạn hoàn toàn có đủ năng lực để làm việc tại một trong các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao dưới đây.
- Giảng dạy: công việc này thường được tuyển dụng tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cũng như các cơ sở giáo dục có học sinh là người dân tộc nói tiếng Khmer.
- Làm nghiên cứu, quản lý ở các trường; các viện nghiên cứu; các phòng, ban do Nhà nước quản lý.
- Làm phóng viên, nhà báo trong các cơ quan truyền thông, các tạp chí, nhà xuất bản, đài truyền hình.
- Làm công tác biên, phiên dịch.
Mức lương dành cho người làm ngành Sư phạm tiếng Khmer là bao nhiêu?
- Nếu bạn tham gia giảng dạy ở các trường học, trung tâm thì thu nhập ban đầu sẽ dao động từ 4 – 5 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian công tác, khi đã có kinh nghiệm lâu năm, mức lương sẽ tăng lên từ 6 – 7 triệu đồng/tháng chưa kể các chi phí khác như tiền thưởng, tiền phụ cấp…
- Nếu làm ngoài ngành giáo dục, lương thưởng nhìn chung sẽ cao hơn một chút. Tùy vào quy mô tổ chức nơi bạn làm việc, lương khởi điểm có thể dao động từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Nếu làm quản lý ở các vị trí cao, mức lương sẽ còn lý tưởng hơn thế, tăng từ 10 – 12 triệu đồng/tháng.