Xin chào! Bạn đã vào đọc bài viết này hẳn bạn đang có mối quan tâm về ngành Truyền thông đa phương tiện phải không nào?
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì? Ngành này sẽ học về gì? Có khó không? Nên học trường nào và cuối cùng là ra trường liệu có dễ xin được một công việc đúng với chuyên ngành không?
Tất cả những điều đó sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Trước hết để hiểu rõ hơn về ngành học này, chúng ta cần làm rõ khái niệm của nó. Đầu tiên là về phương tiện truyền thông.
Phương tiện truyền thông hay phương tiện thông tin là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, các phương tiện có sẵn t rong thiên nhiên, công cụ nhân tạo để diễn tả và truyền tải những thông tin từ bản thân tới người khác.
Đó là trên giấy bút, còn thực tế, phương tiện truyền thông chính là những kênh truyền tải và lưu trữ giúp chúng ta gửi đi thông tin, thông điệp (có thể là tin tức, giải trí, giáo dục, tin nhắn quảng cáo). Các kênh này có thể là báo đài, tạp chí, đài truyền hình, bảng quảng cáo, điện thoại, fax và mạng internet (tiktok, facebook, google đều ở trên internet cả đó).
Truyền thông đa phương tiện (tiếng Anh là Multimedia Communications) chính là việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp của mình tới người khác mà phần nhiều hiện nay chính là quảng cáo sản phẩm.
Ngành Truyền thông đa phương tiện có mã ngành là 7320104.
Chốt lại, truyền thông đa phương tiện chính là sử dụng nhiều phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Đó cũng chính là công việc chính của các bạn học truyền thông đa phương tiện sau khi ra trường.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện
Dưới đây là danh sách các trường tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện hệ đại học chính quy trong năm 2022. Tùy thuộc vào điều kiện về học lực, vị trí bạn ở để lựa chọn cho hợp lý nhé.
Các trường tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Đại học Hà Nội | 26 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 26.75 – 29.25 |
Đại học Thăng Long | 26.8 |
Học viện Phụ nữ Việt Nam | 24 |
Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên | 16 |
Đại học Phương Đông | 15 |
Đại học Duy Tân | |
Đại học Phan Thiết | 15 |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM | 27.15 – 27.55 |
Đại học Công nghệ TP HCM | 18 |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | 15 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | 18 |
Đại học Văn Hiến | 21 |
Đại học Tây Đô | 15 |
Đại học Gia Định | 15 |
Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM | 18 |
Đại học Thủ Dầu Một | 23 |
Đại học Văn Lang | 18 |
Đại học Cần Thơ | 24.75 |
Đại học Nam Cần Thơ | 25.5 |
Cao đẳng Truyền hình Việt Nam | |
Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội |
Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 29.25 (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Truyền thông đa phương tiện
Các khối thi bạn có thể sử dụng để đăng ký xét vào ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 bao gồm:
- Khối D01, D14, D15 (vào ĐH KHXH&NV TP HCM)
- Khối A16 và C15 (vào trường Báo chí)
- Khối A00, A01, C00, D01, D03, D04 (vào ĐH Thăng Long)
- Khối A00, A01, C00, D01, V, H (vào Học viện Phụ nữ)
- Khối A01, C00, D01, D15 (vào ĐH Công nghệ TP HCM)
- Khối A01, C01, D01, D78 (vào ĐH QT Hồng Bàng)
- Khối C00, D01, D14, D15 (vào ĐH Nguyễn Tất Thành)
- Khối A00, A01, C00, D01 (vào ĐH Duy Tân)
- Khối A00, A10, C01, D01 (Vào ĐH CNTT&TT Thái Nguyên)
- Khối A00, A01, C01, D01 (Vào ĐH Văn Hiến)
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện
Nếu các bạn có mối quan tâm về việc học gì sau khi đỗ ngành học này thì đây, mời các bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Hà Nội.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC CHUNG |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ chí Minh |
Giáo dục Thể chất |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
II. KIẾN THỨC KHỐI NGÀNH HỌC PHI NGÔN NGỮ |
Kỹ năng tiếng Anh |
Pháp luật đại cương |
Toán cao cấp |
Toán rời rạc |
Xác suất thống kê |
Nguyên lý máy tính |
III. KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH |
Học phần bắt buộc, bao gồm: |
Quản lý dự án |
Lập trình |
Tâm lý học truyền thôn |
Phương tiện truyền thông đại chúng: |
Nguyên lý Marketing |
Nghiên cứu Marketing |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Trí tuệ nhân tạo |
Nhập môn an toàn thông tin |
Quan hệ công chúng |
Truyền thông doanh nghiệp |
Hành vi khách hàng |
Marketing dịch vụ và quản trị quan hệ khách hàng |
IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH |
Học phần bắt buộc, bao gồm: |
Phân tích thiết kế hệ thống |
Cơ sở dữ liệu |
Chuyên đề truyền thông đa phương tiện |
Đồ họa máy tính |
Lập trình Web |
Internet và dịch vụ web |
Đa phương tiện |
Truyền thông hình ảnh |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Khai phá dữ liệu lớn |
Tương tác người – máy |
Lập trình cho thiết bị di động |
Hệ thống thông tin doanh nghiệp |
Kinh doanh điện tử |
Quảng cáo và Sáng tạo quảng cáo |
Marketing kỹ thuật số và Mạng xã hội |
Marketing toàn cầu |
Xây dựng và quản trị thương hiệu |
V. THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP |
Thực tập tốt nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc 2 học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Đạo đức nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin |
Các chủ đề mới trong Công nghệ thông tin |
Quản trị vấn đề và xử lý khủng hoảng truyền thông |
Marketing tới khách hàng doanh nghiệp |
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện
Học truyền thông đa phương tiện ra trường có thể làm những công việc gì và mức lương ra sao?
Chắc hẳn đây là điều nhiều bạn quan tâm nhất, học mà ra trường không kiếm được việc làm thì học làm gì phải không nào.
Để có thể có một công việc đúng chuyên ngành học, mình khuyên các bạn nên bắt đầu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hãy bắt đầu tìm hiểu về những công việc mà mình có thể làm được khi rảnh rỗi, những công việc part-time và đừng quá đặt nặng vấn đề về lương hay hỗ trợ bởi đây là giai đoạn bạn cần kiến thức chứ không phải là tiền, đương nhiên là với những bạn không bị gánh nặng về tài chính.
Một số công việc cơ bản các bạn có thể học và làm parttime về ngành này bao gồm: SEO (một công việc thuộc Digital marketing), nhân viên kinh doanh (sale) – nghề này cũng giúp ích rất nhiều cho các bạn, đặc biệt có thể nâng cao khả năng giao tiếp, hỗ trợ tốt nếu bạn muốn sau này mở rộng ra kinh doanh riêng và các công việc thuộc phòng marketing.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể vận dụng kiến thức học được, kết hợp với kinh nghiệm tích lũy được trong khoảng thời gian đi làm thêm, mình chắc chắn bạn sẽ có cho mình một công việc phù hợp và lương không hề thấp.
Truyền thông đa phương tiện là một ngành nghiêng về marketing, quảng cáo. Theo thống kê, thu nhập 1 tháng trung bình của nhân viên phòng truyền thông vào khoảng 10 – 15 triệu (người đã có kinh nghiệm 1-2 năm).
Các công việc chính bao gồm: Quản trị ý tưởng truyền thông, lên kế hoạch cho các hoạt động truyền thông của công ty, tổ chức, thực hiện và điều hành kế hoạch sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông.
Ngành truyền thông đa phương tiện có thể xin việc tại các công ty chuyên về truyền thông, các cơ quan báo chí, công ty tổ chức sự kiện, kênh truyền hình…
Mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện
Người làm trong ngành Truyền thông đa phương tiện có mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung. Mức lương trung bình của ngành truyền thông đa phương tiện là từ 8 – 24 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc và vị trí công việc. Cụ thể:
- Sinh viên mới ra trường mức lương dao động trong khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng
- Người đã có kinh nghiệm trong ngành từ 1 – 2 năm: Mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng
Trên đây là một số chia sẻ của Tuhoc.com.vn về ngành Truyền thông đa phương tiện. Nếu như các bạn còn gì chưa hiểu muốn giải đáp thì vui lòng để lại trong bình luận nhé.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.