Ngành Truyền thông đại chúng là một trong những ngành học thuộc nhóm truyền thông gắn liền với xây dựng, sáng tạo ý tưởng, sản phẩm truyền thông doanh nghiệp tới người dân.
Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành học này nhé.
Giới thiệu chung về ngành
Ngành Truyền thông đại chúng là gì?
Truyền thông đại chúng (tiếng Anh là Mass Communication) là ngành học đào tạo cử nhân truyền thông có khả năng sử dụng các công nghệ truyền thông giúp các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức… có thể tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, chương trình tới công chúng thông qua giao tiếp đại chúng, đáp ứng truyền thông chuyên nghiệp.
Ngành Truyền thông đại chúng có mã ngành là 7320105.
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng đào tạo sinh viên năng lực phát triển và ứng dụng các sản phẩm, kênh, loại hình truyền thông đại chúng cho nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh đó, người học cũng được đào tạo các kiến thức chuyên ngành về Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông, Công chúng báo chí truyền thông, Quan hệ công chúng và quảng cáo, Quản trị báo chí, Xã hội học truyền thông, Truyền thông sáng tạo, Các loại hình báo chí, Truyền thông tiếp thị tích hợp…
Các trường đào tạo và mức lương ngành Truyền thông đại chúng
Hiện nay chỉ có duy nhất một trường ở khu vực miền Bắc tuyển sinh và đào tạo ngành Truyền thông đại chúng, và đó chính là:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 26.05 – 27.8 |
Các khối thi ngành Truyền thông đại chúng
Để xét tuyển vào ngành Truyền thông đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các bạn có thể sử dụng các khối xét tuyển sau:
- Khối A16 (Toán, Khoa học tự nhiên, Văn)
- Khối C15 (Văn, Toán, Khoa học xã hội)
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng
Mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Truyền thông đại chúng ứng dụng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Pháp luật đại cương |
Chính trị học |
Xây dựng Đảng |
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Xã hội học đại cương |
Địa chính trị thế giới |
Tiếng Việt thực hành |
Kinh tế học đại cương |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Ngôn ngữ học đại cương |
Tâm lý học xã hội |
Quan hệ quốc tế đại cương |
Lý luận văn học |
Tin học ứng dụng |
Tiếng Anh học phần 1, 2, 3, 4 |
Tiếng Trung học phần 1, 2, 3, 4 |
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1/ Kiến thức cơ sở ngành |
Lý thuyết truyền thông |
Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông |
Công chúng báo chí – truyền thông |
Quan hệ công chúng và quảng cáo |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Quản trị báo chí – truyền thông |
Xã hội học truyền thông |
Truyền thông sáng tạo |
Các loại hình báo chí |
Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) |
Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế |
2/ Kiến thức ngành |
Nhập môn Truyền thông đại chúng |
Tìm hiểu nghệ thuật |
Kỹ thuật và công nghệ truyền thông đại chúng |
Sáng tạo nội dung truyền thông đại chúng |
Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đại chúng |
Sản xuất quảng cáo |
Thiết kế gói nhận diện thương hiệu |
Thực tế chính trị – xã hội |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Truyền thông chính sách |
Truyền thông doanh nghiệp |
Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ |
Truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
3/ Kiến thức bổ trợ |
Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đại chúng |
Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Bản quyền và sở hữu trí tuệ |
Tổ chức và an toàn thông tin |
Xây dựng thương hiệu và hình ảnh |
Quản trị truyền thông trong khủng hoảng |
4/ Kiến thức chuyên ngành |
Tổ chức và truyền thông sự kiện |
Công nghiệp giải trí và biểu diễn |
Dự án phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng |
Thực tập nghiệp vụ |
Thực tập tốt nghiệp |
Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Nghiên cứu thị trường truyền thông |
Biên tập sản phẩm truyền thông đại chúng |
Học phần tự chọn, bao gồm: |
Kinh doanh sản phẩm truyền thông |
Báo chí – truyền thông dữ liệu |
Quảng bá phim và sản phẩm thời trang |
Chương trình, chiến dịch truyền thông chính sách |
Chương trình, chiến dịch truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ |
Chương trình, chiến dịch truyền thông văn hóa – nghệ thuật |
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Truyền thông đại chúng
Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đại chúng có thể đủ kiến thức và kỹ năng đảm nhận một số vị trí công việc chuyên ngành như sau:
- Phụ trách sáng tạo nội dung, sản phẩm truyền thông đại chúng tại các công ty truyền thông
- Xây dựng kế hoạch, thiết kế, quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh thuộc bộ phận truyền thông của các cơ quan truyền thông đại chúng
- Các công việc về sáng tạo nội dung truyền thông hiện đại như Content Marketing, Copywriter, nhân viên viết kịch bản truyền thông, chụp ảnh, quay phim, dựng phim, designer, SEO…
- Chuyên viên tổ chức các sản phẩm truyền thông, dòng sản phẩm truyền thông đại chúng
- Chuyên viên phát triển ứng dụng truyền thông, quản trị thương hiệu, phụ trách các dự án hợp tác và liên kết truyền thông
- …
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.