Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Định hướng Ngành Khoa học và Công nghệ

[Người thật – Việc thật] Trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
5 tháng ago
in Ngành Khoa học và Công nghệ, Định hướng, Người thật - Việc thật, Thế giới nghề nghiệp
A A
0
Trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học

Trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học

0
SHARES
7
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  1. Thông tin căn bản – Khách mời: Nguyễn Trí Nhân
  2. Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?
  3. Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?
  4. Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?
  5. Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?
  6. Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?
  7. Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?
  8. Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?
  9. Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?
  10. Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?
5/5 - (1 bình chọn)

Thư viện “Người thật – Việc thật” là tập hợp các buổi trao đổi thực tế, những câu chuyện nghề được chia sẻ từ những khách mời đang làm về chính công việc đó. Thư viện được thu thập và sắp xếp theo các nhóm ngành nghề trên Bản đồ thế giới nghề nghiệp để các bạn có thể tham khảo được dễ dàng hơn.

Bài viết có tham khảo nội dung từ Hướng nghiệp Sông An.


Thông tin căn bản – Khách mời: Nguyễn Trí Nhân

  • Tuổi: 39
  • Giới tính: Nam
  • Số năm kinh nghiệm ở ngành nghề này: 18 năm
  • Trình độ học vấn & chuyên ngành: Tiến sĩ Công nghệ Sinh học (“CNSH”), Đại học Osaka (Nhật Bản)
  • Các chứng chỉ chuyên môn (nếu có): Cử nhân CNSH, Thạc sĩ Vi sinh vật học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM), Thạc sĩ CNSH
  • Số giờ làm hằng tuần: 40 giờ
  • Loại hình & quy mô công ty (tổng số nhân viên): Trường Đại học, khoảng 900 nhân viên

Trách nhiệm chính của anh/chị ở công việc hiện tại là gì? Công việc này đem lại giá trị gì cho công ty, cho các bên liên quan?

Với vai trò vừa là giảng viên, nhà nghiên cứu và trưởng khoa, 3 công việc chính tôi thực hiện gồm:

  1. Giảng dạy các môn học bậc đại học và sau đại học về các kiến thức sinh học phân tử nền tảng và các ứng dụng của công nghệ gen và công nghệ protein (protein hay còn gọi là chất đạm). Đây là những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học mà người học nên được trang bị. Công việc giảng dạy bao gồm: thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan môn học, biên soạn và thực hiện bài dạy, thiết kế và thực hiện đánh giá kết quả học tập của người học.
  2. Nghiên cứu cơ bản về cấu trúc, chức năng protein và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp dùng làm dược phẩm hay mỹ phẩm. Đây là những hướng nghiên cứu góp phần tạo ra các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm mới, hoặc phát triển công nghệ sản xuất các thuốc gốc đã có trên thế giới nhưng Việt Nam chưa sản xuất được (ví dụ: Vaccine Nanocovax của công ty Nanogen là một dạng sản phẩm protein tái tổ hợp). Công việc nghiên cứu bao gồm: thường xuyên cập nhật kiến thức và thông tin về nhu cầu xã hội hoặc xu thế tương lai, xây dựng ý tưởng nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu (proposal), tìm nguồn tài trợ kinh phí và nộp hồ sơ, quản lý nhóm nghiên cứu (khoảng 10 người), quản lý tài chính, thảo luận và đề xuất giải pháp cho các vấn đề gặp phải khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và biện luận kết quả, trình bày kết quả nghiên cứu ở dạng viết (công bố khoa học) và dạng nói (hội thảo khoa học), đồng thời hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học.
  3. Lãnh đạo và quản lý một Khoa gồm 08 bộ môn với khoảng 100 nhân viên và hơn 2500 người học của 04 chương trình đào tạo đại học, 08 chương trình đào tạo thạc sĩ và 07 chương trình đào tạo tiến sĩ. Công việc lãnh đạo và quản lý bao gồm: cập nhật thông tin, xu thế, tạo dựng các mối quan hệ trao đổi – học hỏi – hợp tác, từ đó có thể phát triển tầm nhìn cho đơn vị; xây dựng kế hoạch – chiến lược, chính sách, quy định và phân bố hiệu quả các nguồn lực nhân sự và tài chính để thực hiện các hoạt động giúp cập nhật – cải tiến, vận hành và đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo; gia tăng các sản phẩm nghiên cứu khoa học – công nghệ cả về số lượng lẫn chất lượng; hỗ trợ tích cực cho người học trong việc nâng cao năng lực học tập, nghiên cứu và năng lực nghề nghiệp thông qua các chương trình hoạt động ngoại khóa, kết nối cựu sinh viên và nhà tuyển dụng.

Anh/chị bắt đầu vào nghề như thế nào? Vì sao anh/chị chọn con đường này?

Ý định chọn ngành CNSH do thầy dạy môn Sinh học lớp 12 giới thiệu về tiềm năng tương lai của ngành này và thấy có vẻ thích thú. Gia đình định hướng mình thi ngành Y, nhưng mình thật sự không thích ngành Y. Khi thi trượt ngành Y, mình nói gia đình là không muốn thi lại, mà muốn học CNSH và được gia đình đồng ý.

Sau khi tốt nghiệp đại học, thầy hướng dẫn đề tài tốt nghiệp có đề nghị ở lại trường để tiếp tục học cao học và làm nghiên cứu. Trước tình hình các ngành nghề liên quan lĩnh vực CNSH vào thời điểm đó (năm 2003) vẫn chưa phát triển nhiều như hiện nay, cộng thêm được gia đình động viên, mình quyết định tiếp tục ở lại trường vừa làm trợ giảng, vừa học thạc sĩ Vi sinh vật học (thời điểm đó chưa có chương trình thạc sĩ CNSH). Năm 2006, tốt nghiệp thạc sĩ, mình nghĩ cần ra nước ngoài để học hỏi thêm. Cuối 2006 đến cuối 2007, mình học khóa học nâng cao về CNSH do UNESCO tổ chức ở Thái Lan và Nhật Bản trong 1 năm. Năm 2008, mình sang Nhật học lại thạc sĩ CNSH ở Đại học Osaka, sau đó học tiếp lên tiến sĩ CNSH và tốt nghiệp năm 2013. Tháng 7/2013, mình về nước và quay về trường đại học trước đây công tác. Vào thời gian này (31 tuổi), mình cũng suy nghĩ bản thân có thật sự thích công việc giảng dạy và nghiên cứu hay không, nhất là thu nhập của mình lúc mới về thật sự không đủ cho những nhu cầu cơ bản, thiết yếu cá nhân. Mình đã tìm hiểu và trải nghiệm thử một công việc bán thời gian khác mà mình nghĩ là rất thích, nhưng phát hiện bản thân không phù hợp công việc đó. Sau đó, mình quyết định tập trung cho công việc hiện tại và dần gặt hái được nhiều thành công. Chính các thành công đó làm mình tự tin hơn với lựa chọn và ngày càng yêu thích công việc của mình nhiều hơn.

Nếu chọn lại mình chắc chắn vẫn chọn ngành CNSH và công việc giảng dạy – nghiên cứu vì đại dịch Covid-19 một lần nữa khẳng định vai trò của khoa học sự sống (sinh học) và CNSH trong cuộc sống của con người, cộng thêm tình hình biến đổi khí hậu, vấn đề an toàn lương thực – thực phẩm và nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng sẽ rất cần nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Quan trọng hơn mình nhận thấy bản thân là người tò mò về thế giới xung quanh (tố chất quan trọng của nhà nghiên cứu) và có năng khiếu truyền đạt (tố chất tương đối quan trọng của giảng viên).

Một ngày làm việc tiêu biểu của anh/chị như thế nào?

8h-17h Kiểm tra và trả lời email.
Họp với lãnh đạo nhà trường, hoặc ban chủ nhiệm khoa, thư ký, giáo vụ khoa.
Tiếp khách trong và ngoài nước, hoặc đến tham quan, gặp gỡ các đối tác, nhà tuyển dụng để thảo luận hợp tác.
Lên lớp giảng bài, soạn bài giảng, chấm bài sinh viên hoặc làm việc với trợ giảng.
Họp nhóm nghiên cứu, thảo luận kết quả và kế hoạch thí nghiệm sắp tới. Viết bài báo khoa học hoặc đề cương nghiên cứu.
Đọc thêm tài liệu, cập nhật tin tức kinh tế – xã hội – khoa học kỹ thuật mới.
Ghi chú: Trung bình 5 ngày/tuần, 8h/ngày, bắt đầu từ 8h sáng, kết thúc 17h chiều. Thời gian có thể thay đổi tùy các sự kiện đột xuất, ví dụ các đợt kiểm định chương trình đào tạo, nghiệm thu đề tài, v.v.

Anh/chị thích nhất những điều gì ở công việc của mình? Vì sao?

  • Tự do: Mình hoàn toàn tự do trong việc quyết định muốn nghiên cứu cái gì, đọc thêm cái gì, học thêm cái gì.
  • Tri thức: Mình được tiếp xúc với sinh viên, đồng nghiệp, đối tác đều là những người giúp mình học hỏi được thêm nhiều điều thú vị và bổ ích.
  • Mới mẻ: Mình tiếp xúc với sinh viên mới mỗi năm, đối tác mới liên tục mở rộng, chủ đề nghiên cứu luôn phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng.

Anh/chị không thích nhất những điều gì? Vì sao?

Thu nhập không cao, điều kiện cơ sở vật chất còn phần nào thiếu thốn và một số quy trình quản lý còn chưa chuyên nghiệp.

Những điều kiện cần có để hoàn thành tốt công việc này (kiến thức, kỹ năng, thái độ, v.v…)? Nếu em muốn thăng tiến trong công việc thì em nên trau dồi những gì ạ?

Thăng tiến trong công việc giảng dạy – nghiên cứu đại học có 2 dạng:

  1. Trở thành chuyên gia đầu ngành, đạt học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư: kiến thức nền tảng trong lĩnh vực của mình và những lĩnh vực hỗ trợ liên quan phải rất vững (ví dụ, chuyên gia CNSH còn phải có kiến thức nền tảng về toán thống kê, hóa học, vật lý, v.v.), khả năng tự học phải rất cao, luôn có sự tò mò, tư duy phản biện cao, có khả năng tổ chức, sắp xếp, quản lý thời gian và công việc tốt, kỹ năng viết lách và thuyết trình tốt, nhất thiết phải tuyệt đối liêm chính/trung thực, tôn trọng sự khác biệt và có khả năng hợp tác với người khác.
  2. Trở thành nhà quản lý (Trưởng Khoa, Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng): bên cạnh các yêu cầu của dạng 1, cần có tư duy và khả năng lãnh đạo, biết cách quản lý nhân sự và quản lý tài chính tốt.

Những điều mà mọi người hay hiểu lầm về công việc này là gì? Tại sao họ lại hiểu sai như vậy?

  • Về công việc giảng dạy đại học, mọi người sẽ hiểu lầm giảng dạy và nghiên cứu có thể tách biệt. Nhưng thực tế, để bài giảng đại học có thể hấp dẫn người học, cung cấp được nhiều thông tin thực tiễn và ví dụ minh họa cho lý thuyết, thì việc giảng viên tiến hành các nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết. Nếu không bài giảng chỉ là lý thuyết suông từ sách vở mà người học hoàn toàn có thể tự đọc được.
  • Công việc nghiên cứu thường được hiểu lầm là nhàm chán, lặp đi lặp lại, cắm đầu trong phòng thí nghiệm, hoặc nghiên cứu khoa học khó lắm, dành cho ai có đầu óc siêu phàm. Đúng, làm nghiên cứu khoa học cần có sự lặp lại để đạt độ tin cậy nhất định, nhưng một khi kết quả thành công, đó sẽ là một niềm vui và hạnh phúc rất to lớn mà chỉ khi bạn dấn thân vào nghiên cứu bạn mới hiểu rõ niềm vui này là thế nào. Có rất nhiều nghiên cứu không cắm đầu trong phòng thí nghiệm, ví dụ các nghiên cứu về xã hội học hoặc nghiên cứu về sinh thái, đa dạng sinh học, đi thực địa rất nhiều. Không chỉ nghiên cứu khoa học, mà bất kỳ công việc nào, miễn bạn thật sự nỗ lực thì đều sẽ làm được, không nhất thiết bạn phải có một bộ não thật siêu phàm.
  • Công việc quản lý như Trưởng Khoa thường được nghĩ phải là một Giáo sư thành tích khoa học kinh khủng lắm mới lên làm Trưởng khoa, nhưng tôi vẫn chỉ là một Tiến sĩ và hiện là Trưởng Khoa của hơn 10 Giáo sư, Phó Giáo sư và 40 tiến sĩ khác trong Khoa. Đúng, Trưởng Khoa phải có một thành tích khoa học nhất định (tôi vẫn công bố các bài báo quốc tế, vẫn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học) và phải có một kiến thức nền tảng vững chắc để nắm bắt được các vấn đề trong lĩnh vực mình quản lý. Nhưng quan trọng hơn cả người đó phải thật sự quan tâm đến việc phát triển tập thể từ ngang bằng cho đến hơn việc phát triển cá nhân mình. Sau cái tâm, phải kể đến phần năng lực lãnh đạo và quản lý.

Công việc này có giúp em tự nuôi mình khi mới ra trường không?

Mới ra trường nếu may mắn được tuyển dụng, bạn sẽ ở vị trí trợ giảng hoặc nghiên cứu viên. Nếu không được trả thêm lương từ nhóm nghiên cứu của giáo sư hướng dẫn, có thể bạn cần tiết kiệm nhiều mới có thể đủ nuôi sống bản thân.

Sau khi có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ (mất khoảng 5-7 năm), bạn trở thành giảng viên và có đề tài nghiên cứu riêng của cá nhân, thu nhập của bạn mới được cải thiện.

Nhìn lại con đường phát triển sự nghiệp cũng như quá trình tìm việc của mình, anh/chị có lời khuyên nào cho em nếu em muốn theo nghề này?

Bạn cần chuẩn bị tinh thần về việc phải làm thêm công việc bán thời gian khác để có thêm thu nhập, nếu thu nhập chính không đủ nhu cầu cá nhân, hoặc trừ khi bạn có được sự hỗ trợ từ gia đình. Bạn có thể tìm nguồn học bổng nước ngoài để học Thạc sĩ và Tiến sĩ, cố gắng dành dụm từ nguồn học bổng này để khi quay về làm việc tại các trường đại học, bạn có thể dùng khoản tiền tiết kiệm này trong 1-2 năm đầu, trước khi bạn có thể có được các đề tài, dự án giúp bạn gia tăng thu nhập. Nếu quá khó khăn, bạn có thể bỏ ngành, bỏ nghề nhưng đừng bao giờ bỏ sự liêm chính học thuật của mình. Đừng giả tạo kết quả nghiên cứu hay làm bất cứ điều gì không trung thực chỉ vì để có thêm thu nhập. Và bạn yên tâm hiện nay nếu bạn có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sinh học hay CNSH, bạn đều sẽ tìm được rất nhiều công việc khác, cả trong thương mại lẫn sản xuất.

Cùng xem video buổi trò chuyện tại đây:


Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.

Tags: Trưởng Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học
Previous Post

[Người thật – Việc thật] Chuyên viên Khoa học Dữ liệu Y sinh

Next Post

[Người thật – Việc thật] Kiến trúc sư

Next Post
Kiến trúc sư

[Người thật - Việc thật] Kiến trúc sư

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
1.9k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
538
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
390
Lý thuyết mật mã Holland

Lý thuyết mật mã Holland – Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp dành cho hướng nghiệp

21/11/2022
526

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
57
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời