Năng lực của doanh nghiệp chính là năng lực của từng cá nhân cấu thành nên sau một quá trình chọn lọc, bồi dưỡng và khai thác theo một tiêu chuẩn chung có sẵn. Khi doanh nghiệp cần tối ưu quy trình tuyển dụng và quản trị nhân sự, thì không thể thiếu một bộ từ điển năng lực.
Từ điển năng lực là gì?
Trước khi hiểu về từ điển năng lực, ta cần khái quát lại về năng lực nhân sự.
Định nghĩa Năng lực nhân sự là gì?
Năng lực (Competency) được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
Năng lực của con người được ví như như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm.
- Phần nổi chiếm 10% – 20%: Đây là nền tảng được giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật,… có thể nhìn thấy được thông qua các hình thức quan sát, phỏng vấn, đánh giá và theo dõi sổ sách.
- Phần chìm chiếm 80% – 90%: Là phong cách tư duy (Thinking style), đặc tính hành vi (Behavioral traits), sở thích nghề nghiệp (Occupational interests), sự phù hợp với công việc (Job fit),… còn tiềm ẩn, chỉ được phát hiện và phát huy trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Từ điển năng lực nhân sự là gì?
Từ điển năng lực là bộ tập hợp các năng lực được chuẩn hóa và áp dụng chung cho tất cả chức danh tại doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và đặc thù tính chất công việc.
Từ điển năng lực là công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực cho quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Nó sẽ là cơ sở để:
- Hoạch định nhân sự: Trên cơ sở năng lực tiêu chuẩn, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được chất lượng nhân sự hiện tại, từ đó xác định mục tiêu, kế hoạch nâng cao năng lực cho đội ngũ trong tương lai.
- Tuyển dụng: Bộ phận tuyển dụng sẽ dùng các tiêu chí trong bộ từ điển năng lực để đăng tuyển, phỏng vấn và đánh giá ứng viên theo khung năng lực để đảm bảo có được những nhân viên mới phù hợp với doanh nghiệp và công việc. Đặc biệt, trong Talent Acquisition, bộ từ điển năng lực chính là kênh tham chiếu để xác định đâu là ứng viên tiềm năng mà doanh nghiệp nên tiếp cận. Các pool ứng viên trong Talent Pool cũng có thể được phân chia tương ứng với từng năng lực trong từ điển.
- Đào tạo nhân viên: Mục tiêu phát triển năng lực của nhân viên luôn cần gắn với lộ trình chung của doanh nghiệp. Việc xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo sẽ chính xác hơn nếu có một bộ từ điển năng lực chuẩn hoá.
- Đánh giá nhân viên: Từ điển năng lực là cơ sở, tiêu chí để đánh giá khách quan mức độ hoàn thành công việc và sự tiến bộ của nhân viên. Một số doanh nghiệp còn gắn các bậc lương tương ứng với các mức độ năng lực và xem xét trả lương cho nhân viên thông qua đánh giá năng lực ổn định ở cấp độ nào.
Kết cấu của bộ từ điển năng lực theo mô hình ASK (Attitude, Skill, Knowledge)
Những bộ từ điển năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đều được xây dựng dựa trên mô hình ASK – mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp gồm ba nhóm chính:
- Knowledge (Kiến thức): Là sự hiểu biết có được thông qua giáo dục hoặc training, liên quan trực tiếp đến đọc hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá các dữ kiện, thông tin có sẵn. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, có thể chia Knowledge thành 3 năng lực chủ yếu: Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh và Trình độ ngoại ngữ.
- Skill (Kỹ năng): Là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động trong các khía cạnh cụ thể như Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, Kỹ năng tạo ảnh hưởng hay Năng lực giải trình,… Sự phân chia mức độ trong từng năng lực này không chỉ là hiểu biết mà còn gắn bó mật thiết với biểu hiện hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.
- Atttude (Phẩm chất/Thái độ): Thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, cách xác định giá trị và giá trị ưu tiên, cách thể hiện thái độ và động cơ của cá nhân với công việc như Bảo mật kinh doanh và Năng lực sáng tạo và đổi mới,…
Cụ thể bao gồm:
Attitude (Phẩm chất / Thái độ)
- Attitude – Năng lực sáng tạo và đổi mới
- Attitude – Tỉ mỉ, cẩn thận
- Attitude – Tập trung vào kết quả
- Attitude – Nhạy bén
- Attitude – Trung thực
- Attitude – Tinh thần khởi nghiệp, dấn thân
- Attitude – Bền bỉ, kiên trì
Skill (Kỹ năng)
- Skill – Kỹ năng giao tiếp
- Skill – Kỹ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
- Skill – Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Skill – Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
- Skill – Kỹ năng tư duy chiến lược
- Skill – Kỹ năng làm việc nhóm
- Skill – Kỹ năng quản trị mối quan hệ
- Skill – Kỹ năng quản lý xung đột
- Skill – Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
- Skill – Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định
- Skill – Năng lực giải trình
- Skill – Tự học, tự trau dồi
- Skill – Kỹ năng đào tạo
- Skill – Kỹ năng tạo ảnh hưởng
- Skill – Kỹ năng quản trị rủi ro
Knowledge (Kiến thức)
- Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
- Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào kết cấu năng lực cụ thể. Từ định nghĩa năng lực cho tới mức độ và bộ câu hỏi giúp xác định mức độ năng lực nhân sự.
Kết cấu của Attitude (Phẩm chất/ Thái độ) trong từ điển năng lực
Sáng tạo và đổi mới
Định nghĩa
Năng lực sáng tạo và đổi mới là khả năng thách thức các tư duy truyền thống và nhìn nhận tình huống dưới góc độ mới, đưa ra các cách làm mới, xây dựng các sản phẩm và quy trình mới.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Nhận diện được các yếu tố sáng tạo
- Xem xét các ý tưởng sáng tạo từ các thành viên khác trong nhóm
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác
- Tiếp thu ý tưởng sáng tạo từ các cá nhân khác và có đề xuất hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo đó
- Làm việc với các cá nhân khác để cùng nghĩ ra cách thức tiếp cận hiệu quả đối với vấn đề
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Đánh giá hiệu quả các cách làm cũ và đề xuất xây dựng phương án cải tiến
- Chủ động tìm kiếm cách thức hiệu quả nhất để thực hiện công việc chung
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Thiết kế được các cách làm mới và hiệu quả nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
- Thu thập từ nhiều nguồn thông tin và tư duy được nhiều phương án để tiếp cận một vấn đề
- Xây dựng được môi trường làm việc thúc đẩy sáng tạo ở các nhóm làm việc
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Xây dựng được phương pháp, quy trình mới có khả năng ứng dụng ở quy mô doanh nghiệp với tầm ảnh hưởng sâu rộng
- Đưa ra cách giải quyết triệt để được cho những vấn đề nghiêm trọng của doanh nghiệp
- Tổ chức được bộ máy làm việc kiểu mới giúp cải thiện hiệu suất chung của cả doanh nghiệp
- Có khả năng tư duy được cách làm mới trong hoàn cảnh rất thiếu hoặc không có dữ kiện
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một lần ý kiến của bạn đem lại sự thay đổi tích cực tới tổ chức của bạn.
- Bạn có phải là người thường xuyên phá vỡ những lề thói, quy định trong tổ chức? Mô tả lại một lần bạn đi ngược với quy trình làm việc của tổ chức. Kết quả của việc đó như thế nào?
- Mô tả lại cách bạn đã giải quyết một tình huống hết sức khó khăn trong công việc.
- Nếu như bây giờ bạn không thể sử dụng Google hay các công cụ tìm kiếm; nhưng phải tìm hiểu về một chủ đề khá lạ lùng, bạn sẽ làm thế nào để thu thập được thông tin?
- Mô tả lại một lần bạn đã cùng với một người (hoặc một nhóm nào đó) xây dựng được một ý tưởng quan trọng.
- Bạn thường brainstorm như thế nào?
- Hãy thử kể tên 7 công dụng của một cái quạt giấy (ghim kẹp tóc, cốc, bút,…) / Hãy thử kể một câu chuyện về một viên đá và một con chim…
- Làm thế nào để bạn hạn chế được tình trạng rơi vào lối mòn?
Tỉ mỉ, cẩn thận
Định nghĩa
Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là các yếu tố nhỏ nhất, luôn để tâm đến công việc và đảm bảo công việc được tiến hành chính xác nhất.
Các biểu hiện hành vi
- Có ý thức xem xét các yếu tố của nhiệm vụ trước khi bắt tay vào thực hiện
- Chủ động kiểm tra lại kết quả công việc trước khi bàn giao để đảm bảo tính chính xác và hoàn thiện
- Thông báo kịp thời tới các bên liên quan đến nhiệm vụ khi có vấn đề thay đổi
- Có thể phát hiện các lỗi trong công việc trước khi lỗi để lại hậu quả
- Chú tâm trong quá trình thực hiện công việc, tránh để xảy ra sai sót
- Theo dõi quá trình sửa đổi từng sai sót trong sản phẩm để đảm bảo không bị sơ suất
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Các mức độ của năng lực này được phân chia dựa trên mức độ thường xuyên mà cá nhân thực hành các biểu hiện hành vi trên.
- Mức đô 1: Rất hiếm khi / Không bao giờ
- Mức độ 2: Thỉnh thoảng
- Mức độ 3: Khá thường
- Mức độ 4: Thường xuyên
- Mức độ 5: Luôn luôn
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn làm cách nào để kiểm tra kết quả công việc?
- Làm thế nào bạn đảm bảo được chất lượng công việc dưới tình huống áp lực về thời gian?
- Mô tả lại một tình huống mà sự cẩn thận của bạn đóng vai trò thiết yếu tới thành công của dự án.
- Mô tả lại một tình huống bạn phải tham gia nhiều công việc cùng một lúc. Làm thế nào bạn đảm bảo được chất lượng của từng công việc?
- Bạn đã bao giờ mắc sai lầm trong công việc chưa? Sai lầm đó là gì? Bạn làm gì để sửa chữa và bạn làm thế nào để hạn chế được sai lầm đó trong tương lai.
- Mô tả lại một tình huống bạn phát hiện sai lầm của đồng nghiệp
Tư duy tập trung vào kết quả
Định nghĩa
Tư duy tập trung vào kết quả là tư duy tạo ra kết quả kinh doanh dựa trên yêu cầu nhất quán; thiết lập và đạt được mục tiêu; luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, dịch vụ, năng suất và đáp ứng thời hạn; duy trì tập trung vào mục tiêu của tổ chức.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Các mức độ biểu hiện hành vi được xét theo khả năng hoàn thành tốt 4 tiêu chí: thiết lập mục tiêu; vượt qua trở ngại; chất lượng, dịch vụ và năng suất; quá trình giám sát và đánh giá kết quả.
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Không có mục tiêu cụ thể, chỉ cam kết đầu ra
- Duy trì được công việc dưới áp lực của trở ngại cho đến khi có giải pháp khả thi
- Có ý thức duy trì nhưng không đảm nhận được đồng thời chất lượng, dịch vụ và năng suất
- Báo cáo kết quả theo mẫu có sẵn
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Thiết lập được mục tiêu nhưng còn sai số đối với khả năng làm được
- Có tinh thần ứng phó và chịu trách nhiệm giải quyết các trở ngại
- Theo dõi và kịp thời xử lý các vấn đề gây ảnh hưởng đến chất lượng, dịch vụ và năng suất
- Có khả năng đánh giá kết quả dựa trên nhiều tiêu chí
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Thiết lập các mục tiêu rõ ràng và cụ thể
- Có khả năng nhìn nhận về mức độ của trở ngại, chuẩn bị sẵn phương án chủ động giảm thiểu tác động của trở ngại
- Có cơ chế giám sát và thưởng phạt nhằm đảm bảo chất lượng, dịch vụ và năng suất
- Có khả năng đánh giá kết quả đa chiều, kịp thời xử lý các thiếu sót đơn giản, rút ra được bài học kinh nghiệm
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có khả năng thiết lập mục tiêu dài hạn và ngắn hạn dựa trên mục tiêu chung của tổ chức
- Có khả năng phân tích lợi hại của trở ngại, chuẩn bị sẵn tinh thần và phương án chủ động phòng tránh, loại bỏ trở ngại
- Tạo động lực cho các thành viên, chủ động giám sát chặt chẽ và tìm cách nâng cao chất lượng, dịch vụ và năng suất làm việc
- Có khả năng đánh giá kết quả toàn diện, lập ra phương án xử lý thiếu sót, lấy đó làm cơ sở nền tảng cho lần sau
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Có khả năng thiết lập các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn gắn bó chặt chẽ với việc đánh giá kết quả lần trước
- Dự đoán và phân tích chính xác các trở ngại và rủi ro có thể xảy ra; có chiến lược thử nghiệm và chốt được phương án biến mọi trở ngại thành cơ hội
- Liên tục tìm kiếm, thử nghiệm và tận dụng cơ hội mới để cải thiện chất lượng, dịch vụ và gia tăng năng suất
- Có khả năng đánh giá kết quả toàn diện, chủ động nghiên cứu hiệu quả các giải pháp và tiếp tục thử các giải pháp mới cho đến khi đạt được kết quả mong đợi
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Việc đặt ra mục tiêu dài hạn và ngắn hạn dựa trên những yếu tố nào?
- Bạn có sẵn sàng áp dụng một phương pháp hoàn toàn mới để gia tăng năng suất làm việc của tổ chức không?
- Lợi ích lớn nhất của việc đánh giá kết quả sau khi hoàn thành là gì?
- Kể lại một tình huống biến trở ngại thành cơ hội mà bạn biết / đã từng trải qua.
- Theo bạn, nên xử lý từng sai phạm nhỏ lẻ trong quá trình thực hiện công việc hay đợi đến qua deadline mới tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm?
- Bạn nghĩ rằng khách hàng thời nay chú trọng đến yếu tố nào nhiều hơn: chất lượng hay giá cả?
- Mục tiêu trong năm đầu tiên của một startup nên là gì?
- Giả sử bạn chịu trách nhiệm cho một mặt hàng thực phẩm của công ty. Sau khi đã tung một số lượng lớn ra ngoài thị trường, bạn phát hiện ra lô thực phẩm đó chứa một thành phần hoá học vượt quá số % quy định, có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Hiện tại vẫn chưa có khách hàng nào khiếu nại về vấn đề này, và bạn cũng không chắc họ có phát hiện ra điều đó hay không. Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này?
- Chất lượng nhân sự đóng vai trò như thế nào trong việc tối ưu kết quả của tổ chức?
- Thành công của một tổ chức phụ thuộc vào kết quả làm việc nhóm hay của từng cá nhân?
- CEO có nên xuống tận xưởng sản xuất để giám sát quy trình hay chỉ cần ngồi chỉ đạo cho các cấp quản lý nhỏ hơn?
- Phân tích SWOT việc đặt ra KPI hằng tháng cho mỗi nhân viên.
- Cơ chế thưởng phạt “đánh vào tài chính” có thể tối ưu hoá hiệu quả làm việc hay không?
Nhạy bén
Định nghĩa
Nhạy bén là khả năng nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh đối với những cơ hội mới, thay đổi mới.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Chỉ nắm được những thay đổi liên quan trực tiếp đến bản thân
- Có ý thức thay đổi để thích nghi nhưng còn chậm
- Hiểu biết thực tế còn hạn chế
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Nắm được những thay đổi liên quan đến bản thân và logic hoặc cơ sở để thay đổi
- Có ý thức sẵn sàng thay đổi để thích nghi
- Cập nhật kịp thời các thông tin nổi bật, quan trọng
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Hoà hợp, biết lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng mình và tôn trọng người khác
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, trôi chảy, thuyết phục
- Trí nhớ tốt, hiểu biết đa lĩnh vực
- Kiểm soát chặt chẽ được hành động và cảm xúc
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Nhanh chóng sửa đổi hành vi để thích nghi hiệu quả với những thay đổi trong môi trường làm việc
- Tích cực tìm kiếm và chọn lọc thông tin xoay quanh vấn đề đang cần giải quyết
- Phản xạ tốt với các tình huống bất ngờ phát sinh
Mức độ 5: Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Nhanh nhẹn thích ứng với sự thay đổi, biết tập trung vào lợi ích của sự thay đổi
- Chủ động tìm kiếm các thông tin xoay quanh cuộc sống hiện tại
- Sẵn sàng thử các phương pháp tiếp cận mới phù hợp cho các tình huống mới
- Quan sát, phân tích và nhanh chóng đưa ra được hình dung về ảnh hưởng của thay đổi
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn mất bao lâu để làm quen với môi trường làm việc mới?
- Bạn thường sử dụng những kênh nào để cập nhật tin tức?
- Bạn quan tâm đến lĩnh vực nào? Liệt kê 3 sự kiện nổi bật gần đây nhất về lĩnh vực đó.
- Kể lại một tình huống bạn đã chớp lấy một cơ hội hiếm hoi và thành công.
- Nếu có thể chọn đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh/doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại, bạn sẽ chọn đầu tư vào lĩnh vực/doanh nghiệp nào?
Trung thực
Định nghĩa
Thái độ trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Hiểu được vai trò của trung thực, tôn trọng văn hoá công ty
- Còn e ngại, chưa có chính kiến riêng
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Nghiêm túc thực hiện theo mọi chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên
- Ủng hộ và tuân thủ cơ chế thưởng phạt phân minh
- Chưa tự tin đề xuất quan điểm cá nhân
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Dám nói lên quan điểm cá nhân, kể cả khi bất đồng với mọi người
- Tin tưởng và có ý thức giữ lập trường trung thực
- Có tinh thần chịu trách nhiệm khi mắc sai phạm
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Hiểu rõ vai trò tối quan trọng của trung thực trong cuộc sống
- Biết cách tìm người “cố vấn” để giữ vững lập trường trung thực
- Dũng cảm nhận trách nhiệm khi mắc sai phạm
- Thẳng thắn tố giác các hành vi không đúng đắn, kể cả của cấp trên
Mức độ 5: Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Đặt trung thực làm yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc sống và làm việc
- Đoán trước được những tình huống sẽ thử thách lòng trung thực và dự kiến cách phản ứng
- Giữ vững được lập trường trước cám dỗ hoặc các vấn đề liên quan đến đạo đức
- Có phương pháp hiệu quả lâu dài để khuyến khích lòng trung thực của người khác
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Điều gì sẽ xảy ra nếu nhân viên trong công ty không trung thực?
- Đặt mình vào vai trò CEO của một doanh nghiệp, bạn sẽ xử lý ra sao nếu phát hiện một số tiền lớn trong ngân quỹ của công ty bị “biến mất’?
- Nếu nhóm của bạn mắc phải sai lầm gây thiệt hại cho tổ chức, theo bạn, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
- Nếu sếp của bạn mắc phải sai lầm gây thiệt hại cho tổ chức nhưng không thẳng thắn thừa nhận, bạn sẽ làm gì?
- Khi CEO và một nhân viên bình thường cùng vi phạm nội quy của doanh nghiệp, việc xử phạt hai người đó nên khác nhau như thế nào?
- Kể lại một lần bạn mắc sai phạm và bị trách phạt nặng nhất. Bạn đã học được gì từ câu chuyện đó?
- Bạn đã từng bị “trách oan” chưa?
- Theo bạn, trong văn phòng của tổ chức có nhất thiết phải lắp đặt camera theo dõi hay không?
- Giả sử bạn vô tình bắt gặp một đồng nghiệp làm hư hỏng tài sản của công ty. Người đồng nghiệp đó tha thiết xin bạn coi như không biết gì cả, đừng bắt anh ta đền bù thiệt hại. Bạn sẽ ứng phó như thế nào trong trường hợp đó?
- Theo bạn, tại sao con người phải nói dối?
- Có những biện pháp nào để tối ưu sự trung thực trong tổ chức?
- Có ý kiến cho rằng “Ít có doanh nghiệp Việt Nam nào dám công khai chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình”. Quan điểm của bạn về vấn đề này?
- Theo bạn, lãnh đạo của một tổ chức có nên giữ một vài bí mật với nhân viên không?
- Quan điểm của bạn về việc hứa suông, “nói được nhưng không làm được”?
- Bạn thường làm gì khi đối mặt với cám dỗ?
Tinh thần khởi nghiệp, dấn thân
Định nghĩa
Tinh thần khởi nghiệp, dấn thân được hiểu là sự chủ động lập nghiệp trong điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Chịu trách nhiệm với việc mình muốn làm
- Gắn kết quả công việc với tương lai của bản thân
- Tinh thần tự lập chưa cao
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có tư duy sáng tạo, ưa thích cái mới
- Có khả năng giao lưu và mở rộng các mối quan hệ
- Tư duy nhạy bén trong cách giải quyết vấn đề
- Chấp nhận và chịu trách nhiệm với rủi ro, thất bại
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khát vọng đổi mới, cải tiến phương pháp truyền thống
- Có khả năng tận dụng mọi cơ hội kinh doanh
- Có khả năng nhìn nhận và phân tích vấn đề toàn diện, chi tiết
- Bền bỉ thực hiện và sẵn sàng đối mặt với rủi ro, thất bại
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có hoài bão trở thành người tiên phong, vượt ra ngoài ranh giới có sẵn
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội kinh doanh
- Hành động nhanh, quyết định táo bạo để chiếm lĩnh mục tiêu
- Nhận định được trở ngại, rủi ro sẽ phát sinh và có kế hoạch sẵn sàng ứng phó
Mức độ 5: Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Có khát vọng cháy bỏng muốn thực hiện cuộc cách mạng hoàn toàn mới
- Tự lập, có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh
- Có tầm nhìn và chiến lược dài hạn, cụ thể
- Sẵn sàng thử nghiệm nhiều lần và đứng lên sau thất bại
- Tôn vinh đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Ước mơ hồi nhỏ của bạn là gì? Theo thời gian, ước mơ đó thay đổi như thế nào?
- Theo bạn đâu là tố chất của một người lãnh đạo startup thành công?
- Theo bạn, số lần thất bại tối đa là bao nhiêu để một doanh nhân từ bỏ ý định tái khởi nghiệp?
- Nếu có trong tay 1 tỷ đồng, bạn có sẵn sàng có một startup của riêng mình? Lĩnh vực bạn sẽ lựa chọn là gì?
- Bạn đã bao giờ thử khởi động một dự án nào đó nhưng thất bại chưa? Bạn học được gì từ đó?
- Quyết định táo bạo nhất bạn từng đưa ra là gì? Kết quả của quyết định đó như thế nào?
Bền bỉ, kiên trì
Định nghĩa
Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Có thể thực hiện lặp đi lặp lại một thao tác cụ thể
- Chỉ thực hiện các công việc khó khăn khi có người hướng dẫn cụ thể và cùng thực hiện
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Nghiêm túc thực hiện kỷ luật, nội quy dù có khắt khe
- Chấp nhận thực hiện các công việc khó khăn khi được yêu cầu
- Đôi khi bị ảnh hưởng tâm lý bởi thất bại, dư luận, lời trách mắng, v.v.
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Duy trì được các thói quen tốt trong thời gian dài
- Nhận thức được điểm yếu của bản thân và không ngừng trau dồi
- Sẵn sàng đảm nhận các công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức
- Có khả năng phân tích sự việc dưới góc nhìn đa chiều
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Không nản chí, biết cách biến trở ngại thành động lực để cố gắng
- Đấu tranh đến cùng để bảo vệ chính kiến
- Biết tự trấn an bản thân, luôn giữ được bình tĩnh trước áp lực
- Biết tận dụng những cơ hội nhỏ để phát triển từng bước
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Biết lập kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu và cẩn thận thực hiện từng nhiệm vụ nhỏ
- Biết đứng dậy sau vấp ngã, biến thất bại là bài học kinh nghiệm và động lực để làm lại từ đầu
- Chủ động tự tìm tòi nâng cao hiểu biết, kỹ năng chuyên môn
- Kiên nhẫn thử nghiệm, cải tiến những ý tưởng mới trước khi chính thức áp dụng
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Thói quen bạn từng giữ được lâu nhất là gì?
- Mô tả lại một thành tích mà bạn phải rất nỗ lực để đạt được.
- Bạn có phải là người kiên nhẫn không? Bạn thường mất bình tĩnh trong những tình huống như thế nào?
- Công việc nhàm chán nhất mà bạn từng phải thực hiện là gì? Bạn làm thế nào để tạo được động lực cho mình trong tình huống đó?
- Bạn đã từng tự học thành công một kỹ năng nào đó hay chưa? Bạn làm điều đó như thế nào?
- Thất bại nào bạn từng trải qua khiến bạn hối tiếc nhất? Theo bạn bạn đã có thể làm tốt hơn như thế nào
- Bạn có phải người cả thèm chóng chán không?
Kết cấu của Skill (Kỹ năng) trong từ điển năng lực
Kỹ năng giao tiếp
Định nghĩa
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Có khả năng diễn đạt được ý kiến của mình, dù không phải lúc nào cũng mạch lạc và chính xác
- Chủ động lắng nghe, nhưng không biết cách khơi gợi được phản hồi của đối phượng
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có khả năng diễn đạt rành mạch tới nhiều đối tượng, tuy nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong nhiều trường hợp không chính xác
- Có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều, dù đôi khi không thực sự khéo léo
- Chủ động lắng nghe, thể hiện được thái độ quan tâm tới đối phương
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ bản tới nhiều đối tượng khác nhau
- Thường vận dụng được đúng giọng điệu và ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp
- Thường xuyên lắng nghe, quan tâm tới đối phương và biết khơi gợi giao tiếp hai chiều một cách khéo léo
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có khả năng thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp tới nhiều đối tượng khác nhau
- Xử lí khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
- Nắm rõ những gì mình cần truyền đạt đến người nghe
- Biết lắng nghe và thường chấp nhận những phản hồi mà người khác dành cho mình
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm tới mọi đối tượng (từ các đối tượng lãnh đạo cấp cao, người ngang hàng hoặc các đối tượng yếu thế hơn)
- Luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình
- Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục và gây được ảnh hưởng lên người khác
- Có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn hãy thử trình bày một trường hợp mà bạn phải giúp khách hàng hiểu một khái niệm phức tạp theo cách đơn giản nhất?
- Bạn sẽ làm thế nào nếu trong một buổi họp công ty, cấp trên của bạn không hiểu rõ những ý kiến mà bạn trình bày?
- Hãy trình bày một trường hợp bạn phải làm việc với một khách hàng khó tính trong quá khứ.
- Hãy trình bày một trường hợp bạn phải giải thích một vấn đề hoặc một quy trình với đồng nghiệp tại công ty cũ.
- Bạn training một kỹ năng nào đó với nhân viên mới/ thực tập sinh như thế nào?
- Khi bắt đầu làm việc trong một môi trường mới, bạn sẽ làm như thế nào để đồng nghiệp có thiện cảm đối với mình?
Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định
Định nghĩa
Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích và liên hệ các thông tin để thấu hiểu toàn diện vấn đề; đồng thời đưa ra được các phương án, đánh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Áp dụng đúng quy trình để xử lí tình huống mà không có khả năng xử lí tình huống bất ngờ, không cân nhắc các mặt của quy trình
- Chỉ có khả năng quyết định các vấn đề nhỏ lẻ, không để lại hậu quả nghiêm trọng
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống quen thuộc và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ bối rối nếu có tình huống ngoại lệ bất ngờ xảy ra
- Có ý thức đánh giá các phương án xử lí tình huống
- Phải nhờ trợ giúp trong tình huống thiếu dữ kiện để ra quyết định
- Có ý thức nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng còn hành động theo chủ quan
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khả năng phân tích một tình huống phức tạp, nhìn nhận được mối quan hệ giữa các yếu tố trong tình huống
- Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống có độ khó trung bình
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời trong một tình huống chưa có tiền lệ
- Chủ động thu thập thêm dữ liệu và xử lí một hệ thống thông tin lớn, phức tạp trong thời gian ngắn, đưa ra được dự đoán về xu hướng và các hệ quả có khả năng xảy ra
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Luôn nhìn nhận vấn đề trung lập, khách quan ở nhiều góc độ
- Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa thông tin phức tạp
- Nhìn nhận được vấn đề ở quy mô lớn (mang tầm chiến lược) và đề xuất được những phương án sáng tạo có tính đột phá
- Tiên liệu được các tình huống và đưa ra được một hệ thống giải pháp hiệu quả, kịp thời trong những tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu thông tin
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Quyết định khó khăn nhất trong công việc mà bạn từng phải thực hiện trong năm vừa qua là gì?
- Bạn đã từng đưa ra quyết định táo bạo nào trong quá trình làm việc chưa? Hãy đưa ra ví dụ minh chứng?
- Bạn đã từng bỏ lỡ cơ hội gì đó vì chần chừ không đưa ra quyết định sớm hơn chưa?
- Bạn có thể kể chi tiết về tình huống đó không?
- Bạn cho rằng cách nào tốt hơn để đưa ra quyết định: tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hay tự mình đưa ra quyết định?
- Bạn có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định liên quan đến gì? Bạn mất nhiều thời gian hơn đối với việc đưa ra những quyết định nào khác?
- Hãy mô tả những quyết định mà bạn thường phải đưa ra trong quá trình làm việc trước đây.
- Hãy đưa ra ví dụ về việc bạn từng tìm ra vấn đề mầm mống và giải quyết nó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.
- Bạn có tiêu chuẩn/quy trình nào để tìm ra và giải quyết các vấn đề trong công việc không? Hãy mô tả tiêu chuẩn/quy trình đó.
- Vấn đề nào vẫn còn tồn tại trong công việc hiện tại của bạn mà bản thân bạn vẫn chưa thể giải quyết được?
- Bạn sẽ đối mặt với thất bại trong công việc như thế nào?
Kỹ năng đàm phán – thuyết phục
Định nghĩa
Kỹ năng đàm phán – thuyết phục là khả năng đưa ra phương án thống nhất trong tình huống mâu thuẫn, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên để đạt được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ hợp tác.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Biết kiểm soát thái độ của bản thân khi gặp phản đối nhưng còn lúng túng khi suy nghĩ phương án
- Có khả năng diễn đạt rành mạch ý kiến cá nhân nhưng không tạo được sự thuyết phục
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Chủ động lắng nghe nguyện vọng của đối phương, trình bày rành mạch phương án đề xuất dù không thực sự thuyết phục
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Tạo dựng được sự tin tưởng của một tập thể theo đề xuất của cá nhân
- Biết hướng xử lí đúng khi bị phản đối
- Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương, nhưng phương án đề xuất chưa thực sự thuyết phục
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Thuyết phục được đội ngũ cấp cao theo các đề xuất của cá nhân
- Biết xử lí khôn khéo khi bị phản đối
- Luôn đặt mình vào tình thế của đối phương và đưa ra được những phương án đề xuất hợp lí
- Diễn đạt rành mạch, rõ ràng, có tính thuyết phục cao
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Thuyết phục được đội ngũ quản lý cấp cao đồng ý với các thay đổi lớn, có tầm ảnh hưởng rộng
- Biết điều chỉnh thái độ của bản thân linh hoạt theo tình huống
- Thấu hiểu được chính xác nhu cầu của đối phương, đưa ra được phương án khéo léo khiến đối phương hài lòng
- Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có tính thuyết phục cao và tạo được ảnh hưởng lên đối phương
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Kể lại một tình huống bạn đàm phán thành công / thất bại.
- Định nghĩa của bạn về một cuộc đàm phán thành công là gì?
- Tình huống đàm phán khó khăn nhất mà bạn từng tham gia là gì?
- Bạn thường chuẩn bị như thế nào trước cuộc đàm phán?
- Thử tiến hành một elevator pitch với tôi về sản phẩm/dịch vụ hiện tại của công ty bạn.
- Lấy ví dụ về một giải pháp win-win (2 bên cùng có lợi) mà bạn từng đề xuất.
- Nếu như bạn phải đào tạo cho một nhân viên mới về kỹ năng đàm phán-thuyết phục, bạn sẽ nói gì với họ?
- Những chiến lược gây ảnh hưởng nào mà bạn biết và thường sử dụng. Kể lại một tình huống mà bạn chủ động sử dụng chiến lược gây ảnh hưởng đến đối phương.
- Quyết định khó khăn nhất mà bạn phải đưa ra trong quá trình đàm phán-thuyết phục?
- Bạn đang thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhưng họ liên tục chê sản phẩm/dịch vụ của bạn và nói tốt quá lời về đối thủ. Bạn sẽ xử lí tình huống đó như thế nào.
- Bạn có giỏi đọc vị người khác không? Bạn đoán tôi là người như thế nào?
- Bạn sẽ nổi giận khi nào?
Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Định nghĩa
Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian là khả năng sắp xếp và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực và thời gian giới hạn để đảm bảo hoàn thành công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Chưa biết cách đặt thứ tự ưu tiên cho công việc
- Sẽ không hoàn thành được công việc theo đúng deadline nếu như khối lượng công việc lớn
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có kế hoạch công việc cho bản thân
- Hoàn thành được các công việc của bản thân theo đúng deadline với khối lượng công việc lớn
- Chưa có khả năng tổ chức công việc cho đội nhóm
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khả năng lên kế hoạch công việc cho nhóm
- Biết cách đặt thứ tự ưu tiên ưu tiên cho công việc
- Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhưng dễ mất kiểm soát trong những tình huống căng thẳng và nhạy cảm
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có khả năng lên kế hoạch hành động chi tiết theo từng giai đoạn để hoàn thành mục tiêu cho công ty, sẵn sàng ứng phó với nhiều tình huống
- Phân phối nguồn lực chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên
- Có khả năng hoàn thành khối lượng công việc lớn trong cả những tình huống áp lực
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Sắp xếp được hệ thống công việc ở quy mô chiến lược
- Phân phối một nguồn lực lớn một cách chặt chẽ, biết đặt thứ tự ưu tiên chính xác
- Bao quát được hiệu quả sử dụng nguồn lực
- Luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một buổi sáng làm việc đầu tuần của bạn.
- Một tuần bạn dành bao nhiêu thời gian cho công việc X.
- Bạn đã bao giờ bị trễ deadline chưa? Chuyện gì đã xảy ra dẫn đến tình trạng đó? Hoặc nếu bạn chưa trễ deadline bao giờ thì bạn làm cách nào để không bao giờ bị trễ?
- Bạn sử dụng các công cụ quản lý thời gian và tổ chức công việc nào?
- Mô tả lại khoảng thời gian áp lực nhất khi mà bạn phải xử lí nhiều dự án/khách hàng cùng một lúc.
- Mô tả lại kinh nghiệm điều phối công việc trong nhóm của bạn.
- Bạn sẽ làm thế nào nếu như quản lý của bạn đột ngột giao cho bạn một nhiệm vụ rất khó khăn mà deadline lại rất gấp (ví dụ: một tiếng trước khi đi gặp khách hàng bạn được yêu cầu làm slide thuyết trình sản phẩm)
- Bạn đã bao giờ cảm thấy quá tải trong công việc chưa? Vì sao lại có tình trạng đó và bạn xử lí điều đó như thế nào?
- Bạn cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân như thế nào?
- Làm thế nào để bạn đảm bảo được rằng đã phân công cho các cá nhân trong team một khối lượng công việc hợp lý? Bạn theo dõi tiến độ công việc của nhóm như thế nào?
- Làm thế nào bạn nhấn mạnh ưu tiên được cho các công việc quan trọng?
- Làm thế nào bạn xử lí những yêu cầu phi lý của khách hàng/lãnh đạo liên quan?
Tư duy chiến lược
Định nghĩa
Tư duy chiến lược là khả năng xác định được các mục tiêu và ưu tiên quan trọng, từ đó có kế hoạch hành động đảm bảo nhất quán được với lợi ích và giá trị lâu dài của tổ chức.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Đặt ra được mục tiêu cá nhân phù hợp với chiến lược hành động của đội/nhóm và các giá trị của doanh nghiệp
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp
- Hình dung được hệ quả của vấn đề
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Xây dựng được mục tiêu và các kế hoạch hành động cho đội/nhóm dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Điều phối được hoạt động của đội/nhóm phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp
- Đánh giá chính xác nguyên nhân, hệ quả của vấn đề đặt trong sự tương quan giữa các bộ phận trong doanh nghiệp
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có khả năng truyền đạt được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức tới nhiều đối tượng cá nhân
- Xác định được các cơ hội và nguy cơ có thể xảy đến tổ chức và có phương án hành động phù hợp với giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp
- Thường xuyên quan sát, đánh giá, tổng hợp và hành động dựa trên mối tương quan trong và ngoài doanh nghiệp
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Xác định được thứ tự ưu tiên các mục tiêu của tổ chức
- Định hình được hoặc có định hướng phát triển giá trị tổ chức
- Có khả năng truyền đạt được mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức tới nhiều đối tượng cá nhân
- Phát triển xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp với mục đích và giá trị của tổ chức
- Dẫn dắt tổ chức đi theo chiến lược
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một lần bạn phát hiện và giải quyết một vấn đề ở quy mô công ty
- Bạn đặt ra mục tiêu dài hạn cho team như thế nào? Làm thế nào để bạn kiểm soát được team đang đi theo đúng mục tiêu đã đề ra?
- Mô tả lại một lần bạn thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu. Bạn giải quyết nó như thế nào?
- Bạn sẽ cân nhắc những yếu tố nào khi xây dựng kế hoạch hành động (ví dụ, để tăng doanh thu cho công ty)?
- Mô tả lại một lần bạn đã xây dựng một chiến lược hành động mới trong công việc.
- Doanh nghiệp của chúng tôi đang dự kiến ra mắt sản phẩm cho đối tượng khách hàng X. Bạn suy nghĩ thế nào về đề xuất này và có kế hoạch như thế nào trong việc định hình và đưa sản phẩm ra thị trường?
- Bạn làm cách nào để rèn luyện tư duy chiến lược cho mình và bằng cách nào bạn biết được rằng mình đang tiến bộ?
- Mô tả lại một quyết định mang tính chiến lược mà bạn từng đưa ra trước công ty, và bạn thông báo điều này tới công ty như thế nào.
Kỹ năng làm việc nhóm
Định nghĩa
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các thành viên khác để hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Có trách nhiệm với công việc chung, tuân theo các chỉ dẫn của lãnh đạo
- Hòa đồng, sẵn sàng san sè và giúp đỡ các thành viên trong nhóm
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Chủ động chia sẻ và giúp đỡ các thành viên trong nhóm
- Nắm được vai trò của từng thành viên trong nhóm
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong và ngoài nhóm
- Nắm được năng lực và vai trò của từng thành viên trong nhóm
- Tạo dựng và cổ vũ tinh thần hợp tác trong nhóm
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Khơi dậy tinh thần hợp tác giữa các nhóm bằng cách cổ vũ các thành viên cùng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau
- Cổ vũ, tạo động lực cho các thành viên trong nhóm cùng đạt được mục tiêu chung
- Xây dựng được một môi trường làm việc trong nhóm cởi mở, thân thiện
- Tổ chức được phân công công việc trong nhóm hiệu quả dựa trên năng lực của từng thành viên
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Xây dựng và thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa các nhóm để cùng đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Tạo dựng một tập thể vững mạnh nhờ khai thác hiệu quả năng lực của từng nhóm và kết nối các nhóm bằng mục tiêu, giá trị và tầm nhìn chung
- Tạo dựng văn hóa làm việc nhóm trong tổ chức
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn cảm thấy thế nào khi phải làm việc theo nhóm? Vai trò mà bạn thường đảm nhận trong một nhóm là gì?
- Mô tả lại một lần team của bạn phải đứng trước một công việc rất khó khăn. Các bạn đã vượt qua khó khăn đó như thế nào?
- Hãy chia sẻ về một trải nghiệm không mong muốn của bạn khi làm việc nhóm.
- Bạn sẽ làm thế nào khi thấy trong nhóm có hai thành viên bất hòa với nhau?
- Bạn đã bao giờ không hoàn thành được công việc khi làm việc theo nhóm chưa? Chuyện đó xảy ra như thế nào?
- Hình dung của bạn về một nhóm làm việc lý tưởng.
- Giả sử như bạn phải chung nhóm với một người có tính khí rất khó chịu (hách dịch/quá tiêu cực/thường xuyên gây hấn…). Bạn sẽ làm như thế nào?
- Mô tả lại một nhóm làm việc hiệu quả nhất mà bạn thường tham gia. Bạn đã đóng góp như thế nào vào kết quả nhóm đó?
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ (networking)
Định nghĩa
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ (networking) là khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Có khả năng kết nối và duy trì các mối quan hệ cá nhân
- Chưa có khả năng phân loại và đặt ưu tiên cho các mối quan hệ
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có khả năng tạo dựng network trong các sự kiện, các cơ hội gặp mặt mà mình tham dự
- Giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các key contacts
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Khai thác hiệu quả các mối quan hệ xung quanh và tận dụng để mở rộng network khi có cơ hội
- Xây dựng được network tương đối đa dạng và phục vụ được cho mục đích chung của công việc
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội networking ở nhiều lĩnh vực, không ngừng mở rộng network
- Xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với nhiều đối tượng, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao.
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Tự xây dựng và điều phối một cộng đồng để qua đó có mạng lưới đối tác cùng khách hàng tiềm năng
- Có khả năng xác định những mối quan hệ nào là quan trọng, và có phương án hành động trong từng mối quan hệ
- Xây dựng được mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với cả những lãnh đạo cấp cao
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả một tình huống trong đó bạn xây dựng được một mối quan hệ với một partner hoặc một khách hàng quan trọng. Bạn duy trì mối quan hệ đó như thế nào?
- Giả sử nhiều partner/khách hàng cùng đặt lịch hẹn quan trọng với bạn vào một thời gian. Bạn làm thế nào trong tình huống đó?
- Mô tả lại một lần bạn phải nhờ đến network của mình để giúp bạn giải quyết một vấn đề nào đó trong công việc.
- Khi mới bắt đầu một công việc mới thì bạn xây dựng mối quan hệ với mọi người như thế nào?
- Trong lĩnh vực chuyên môn X này, hiện bạn đã tham gia những cộng đồng nào? Bạn có thể kể tại một vài key person trong lĩnh vực này mà bạn có quan hệ.
- Bạn làm thế nào để xây dựng network khi tham gia các sự kiện?
- Bạn đã từng tự xây dựng một cộng đồng nào chưa? Bạn làm thế nào để duy trì được cộng đồng đấy và bạn đã thu được những mối quan hệ nào từ đó?
Kỹ năng quản trị xung đột
Định nghĩa
Kỹ năng quản trị xung đột là khả năng phát hiện, giải quyết, ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Nhận định được xung đột giữa các cá nhân và đội nhóm
- Cổ vũ mọi người hòa giải xung đột
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Chủ động tiếp nhận những quan điểm khác nhau, đề xuất được phương án hòa giải xung đột trong đội nhóm
- Cổ vũ mọi người hạn chế những xung đột cá nhân không cần thiết
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Dự đoán được những xung đột có thể xảy ra, có có biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của xung đột
- Cổ vũ mọi người hạn chế những xung đột cá nhân không cần thiết
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Dự đoán và xây dựng được chiến lược ngăn chặn và giải quyết xung đột ở quy mô tổ chức
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Có khả năng thúc đẩy những căng thẳng và tranh luận có lợi cho tổ chức; giữ mức độ căng thẳng trong tầm kiểm soát
- Dự đoán được những xung đột có thể xảy ra ở quy mô tổ chức, có phương án định hướng, ngăn chặn và giải quyết xung đột bằng thái độ mang tính xây dựng
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một lần bạn bất đồng với đồng nghiệp trong một dự án chung. Bạn đã thể hiện quan điểm đối lập của mình như thế nào và cuối cùng thì xung đột được giải quyết như thế nào?
- Bạn thường làm thế nào để xử lý xung đột trong nhóm của mình?
- Bạn đã bao giờ gặp một đồng nghiệp tiêu cực, luôn đi ngược lại ý kiến của mọi người chưa? Bạn làm thế nào với người đó?
- Bạn nhận thấy trong nhóm có một đồng nghiệp rất kiêu ngạo, luôn vùi dập người khác. Bạn sẽ làm gì với người này?
- Nếu một đồng nghiệp than phiền với bạn về một đồng nghiệp khác thì bạn sẽ làm thế nào?
- Bạn đã bao giờ gặp một xung đột lợi ích nghiêm trọng giữa các nhóm khác nhau trong cùng một doanh nghiệp hay một dự án chưa? Bạn xử lí tình huống đó như thế nào?
- Bạn sẽ làm thế nào nếu như một đồng nghiệp đổ lỗi cho bạn trong cuộc họp chung trong khi đó không hoàn toàn là lỗi của bạn?
Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
Định nghĩa
Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm là khả năng tạo lập nền tảng, dẫn dắt và hỗ trợ một nhóm để đạt được hiệu quả công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Đảm bảo rằng các thành viên có các thông tin cần thiết để hoạt động
- Chưa chủ động quan tâm tới sự tương tác giữa các thành viên
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Đáp ứng được các nhu cầu thiết thực của nhóm và các thành viên
- Đảm bảo rằng các nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Chỉ định công việc dựa trên cấp độ kỹ năng của thành viên nhóm và lĩnh vực quan tâm
- Biết cách đánh giá nhân viên và đưa ra các đề xuất, phản hồi kịp thời
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho kết quả làm việc của nhóm
- Biết cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong nhóm
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Biết cách xây định hướng phát triển cho nhân viên dựa trên năng lực, sở thích nghề nghiệp và nhu cầu công việc
- Biết lập kế hoạch cho việc đào tạo và trau dồi kỹ năng cho các thành viên
- Xác định được vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm và thiết lập mục tiêu tổng thể
- Tạo được sự gắn kết, tích cực giúp đỡ nhau giữa các thành viên
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Chủ động tạo ra cơ hội thăng tiến cho tất cả thành viên trong nhóm
- Thiết lập được uy tín của nhóm với các bên liên quan khác
- Tạo ra được môi trường hiệu quả, giúp các thành viên cải thiện hiệu suất và năng suất làm việc
- Thiết lập được mục tiêu chiến lược dài hạn của nhóm đi đôi với mục tiêu của cả tổ chức
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn đã bao giờ đảm nhận vị trí team leader chưa?
- Liệt kê 5 kỹ năng quan trọng nhất mà một team leader cần có.
- Liệt kê 5 kỹ năng quan trọng nhất mà bạn trông đợi vào thành viên nhóm của mình.
- Liệt kê 3 đức tính quan trọng nhất mà một team leader cần có.
- Liệt kê 3 đức tính quan trọng nhất mà bạn trông đợi vào thành viên nhóm của mình.
- Giả sử một thành viên tích cực trong nhóm của bạn đang có ý định rời đi để đảm nhận một vị trí cao hơn ở tổ chức khác. Là một leader, bạn sẽ làm gì?
- Nên căn cứ vào đâu để phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm?
- Theo bạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi công việc của nhóm không đạt được hiệu quả?
- Số lượng thành viên cần thiết để hoạt động nhóm có hiệu quả là bao nhiêu?
- Theo bạn, điều gì tạo ra khoảng cách giữa leader của nhóm và các thành viên?
- Mô tả lại một lần bạn giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhóm.
- Bạn cho rằng kỹ năng nào quan trọng hơn: làm việc độc lập hay làm việc nhóm?
- Ai là nhà lãnh đạo mà bạn ngưỡng mộ nhất? Vì sao?
- Việc áp dụng kỷ luật nghiêm khắc vào làm việc nhóm có lợi và hại gì?
Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định
Định nghĩa
Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định là khả năng phát hiện ra vấn đề, phân tích và liên hệ các thông tin để thấu hiểu toàn diện vấn đề; đồng thời đưa ra được các phương án, đánh giá được các phương án và quyết định được hướng giải quyết.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Áp dụng đúng quy trình để xử lí tình huống mà không có khả năng xử lí tình huống bất ngờ, không cân nhắc các mặt của quy trình
- Chỉ có khả năng quyết định các vấn đề nhỏ lẻ, không để lại hậu quả nghiêm trọng
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống quen thuộc và không quá nghiêm trọng, tuy nhiên sẽ bối rối nếu có tình huống ngoại lệ bất ngờ xảy ra
- Có ý thức đánh giá các phương án xử lí tình huống
- Phải nhờ trợ giúp trong tình huống thiếu dữ kiện để ra quyết định
- Có ý thức nhìn nhận vấn đề khách quan nhưng còn hành động theo chủ quan
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khả năng phân tích một tình huống phức tạp, nhìn nhận được mối quan hệ giữa các yếu tố trong tình huống
- Đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn trong các tình huống có độ khó trung bình
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Đưa ra được giải pháp hiệu quả, kịp thời trong một tình huống chưa có tiền lệ
- Chủ động thu thập thêm dữ liệu và xử lí một hệ thống thông tin lớn, phức tạp trong thời gian ngắn, đưa ra được dự đoán về xu hướng và các hệ quả có khả năng xảy ra
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Luôn nhìn nhận vấn đề trung lập, khách quan ở nhiều góc độ
- Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa thông tin phức tạp
- Nhìn nhận được vấn đề ở quy mô lớn (mang tầm chiến lược) và đề xuất được những phương án sáng tạo có tính đột phá
- Tiên liệu được các tình huống và đưa ra được một hệ thống giải pháp hiệu quả, kịp thời trong những tình huống phức tạp, mơ hồ, thiếu thông tin
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Quyết định khó khăn nhất trong công việc mà bạn từng phải thực hiện trong năm vừa qua là gì?
- Bạn đã từng đưa ra quyết định táo bạo nào trong quá trình làm việc chưa? Hãy đưa ra ví dụ minh chứng?
- Bạn đã từng bỏ lỡ cơ hội gì đó vì chần chừ không đưa ra quyết định sớm hơn chưa?
- Bạn có thể kể chi tiết về tình huống đó không?
- Bạn cho rằng cách nào tốt hơn để đưa ra quyết định: tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác hay tự mình đưa ra quyết định?
- Bạn có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định liên quan đến gì? Bạn mất nhiều thời gian hơn đối với việc đưa ra những quyết định nào khác?
- Hãy mô tả những quyết định mà bạn thường phải đưa ra trong quá trình làm việc trước đây.
- Hãy đưa ra ví dụ về việc bạn từng tìm ra vấn đề mầm mống và giải quyết nó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.
- Bạn có tiêu chuẩn/quy trình nào để tìm ra và giải quyết các vấn đề trong công việc không? Hãy mô tả tiêu chuẩn/quy trình đó.
- Vấn đề nào vẫn còn tồn tại trong công việc hiện tại của bạn mà bản thân bạn vẫn chưa thể giải quyết được?
- Bạn sẽ đối mặt với thất bại trong công việc như thế nào?
Năng lực giải trình
Định nghĩa
Năng lực giải trình là khả năng đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cá nhân khi được yêu cầu.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Biết biện minh cho hành động của mình trong quá khứ hoặc tương lai
- Chỉ biết áp dụng những mẫu văn bản giải trình có sẵn
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Nhận thức được trách nhiệm giải trình và tự giác thực hiện
- Chỉ có khả năng giải trình bằng văn bản, còn lúng túng khi giải trình bằng lời nói
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Hiểu được trách nhiệm giải trình và quyền từ chối giải trình của mình
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải trình
- Khả năng giải trình bằng lời nói còn hạn chế
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Dự đoán được hệ quả các hành vi giải trình của mình
- Có hiểu biết để phối hợp với các bên liên quan cùng giải trình
- Cung cấp đầy đủ bằng chứng, chứng cứ khách quan khi giải trình
- Tự đề xuất được cơ chế giám sát và đánh giá giải trình
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Có kế hoạch từ trước về việc giải trình
- Hiểu rõ về quyền hạn, thủ tục, quy trình giải trình
- Có khả năng giải trình rõ ràng, thuyết phục bằng cả lời nói và văn bản
- Chủ động bổ sung, đính chính thông tin sau giải trình để đầy đủ, chính xác hơn
- Có khả năng tư vấn, giám sát, đánh giá giải trình của người khác
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một lần bạn đã giải trình thành công.
- Giả sử bạn là nhân viên sales của một công ty cung cấp phần mềm. Công ty nhận được khiếu nại của khách hàng về việc phần mềm yêu cầu phải trả thêm phí để có thể sử dụng tiếp, trong khi loại phí này không được bạn đề cập đến trước đó. Bạn sẽ giải trình với cấp trên của bạn như thế nào?
- Giả sử bạn bị nghi ngờ làm hư hại tài sản của tổ chức và được yêu cầu giải trình. Bạn sẽ chứng minh mình vô tội bằng cách nào?
- Trong vòng 7 câu, hãy giải trình về khả năng đáp ứng điều kiện xét tăng lương trong quý tiếp theo của bạn.
Tự học, tự trau dồi
Định nghĩa
Kỹ năng tự học, tự trau dồi là khả năng tự xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó tìm cách khắc phục điểm yếu và phát triển thế mạnh để tự nâng cao hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Biết tiếp thu ý kiến nhưng chưa có chọn lọc
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Chấp nhận tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ khi chỉ khi bắt buộc
- Biết quan sát, học hỏi từ những tình huống thực tế
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Chấp nhận tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ khi có sự hỗ trợ của tổ chức
- Biết áp dụng kiến thức mới vào thực tế nhưng không thể tự đánh giá, rút kinh nghiệm
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Điều chỉnh được định hướng học tập của bản thân linh hoạt theo yêu cầu của tổ chức
- Sẵn sàng tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ khi được giới thiệu
- Biết áp dụng kiến thức mới vào thực tế để tự rút kinh nghiệm
- Luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ mọi người
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Tự xác định được năng lực chuyên môn cần thiết trong tương lai
- Bám sát vào xu hướng công việc của thời đại để xây dựng định hướng học tập
- Chủ động tìm kiếm và theo học các khoá học nâng cao nghiệp vụ
- Luôn luôn tiếp thu có chọn lọc những ý kiến tích cực từ mọi người
- Liên tục tự đánh giá và tìm kiếm phản hồi từ cấp trên và người có năng lực chuyên môn
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn đã từng chủ động nâng cao các kỹ năng cần thiết cho công việc của bạn như thế nào?
- Bạn cập nhật những kiến thức cần thiết cho công việc như thế nào?
- Bạn nghĩ những kỹ năng nào là cần thiết cho vị trí hiện tại của bạn?
- Bạn nghĩ sao về ý kiến “Chỉ người quản lý mới cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn”?
- Kể tên một vài kênh tự học mà bạn biết.
- Bạn đã bao giờ tự học một loại nhạc cụ/ngôn ngữ/kỹ năng mới tại nhà chưa? Bạn học trong bao lâu? Kết quả đạt được như thế nào?
Kỹ năng đào tạo
Định nghĩa
Kỹ năng đào tạo là khả năng truyền đạt kỹ năng, kiến thức cho người khác.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng học tập của học viên
- Biết cách phân chia công việc hợp lý cho học viên
- Năng lực cá nhân còn hạn chế, chưa sẵn sàng làm đào tạo viên
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Chủ động giới thiệu các chương trình đào tạo ngoài cho học viên
- Kịp thời động viên, củng cố nỗ lực học tập của học viên
- Cung cấp phản hồi cho học viên trong quá trình làm việc
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Tạo được sự hứng thú cho học viên
- Tạo điều kiện cho học viên tham gia các khoá đào tạo ngoài
- Tạo cơ hội cho học viên được học hỏi từ các nhân viên dày dạn
- Phản hồi kịp thời và nhất quán về quá trình học lý thuyết kết hợp thực hành của học viên
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Định hướng được nội dung đào tạo dựa trên sở thích nghề nghiệp và nhu cầu công việc của học viên
- Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đào tạo
- Giúp học viên tìm những cách mới để giải quyết các vấn đề cũ
- Chủ động chẩn đoán các vấn đề của học viên và chia sẻ giải pháp để tạo ra kinh nghiệm học tập
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kỹ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kỹ năng này cho người khác.
- Xác định trước các trở ngại trong quá trình đào tạo và có kế hoạch xử lý
- Đánh giá chính xác được năng lực đã có và năng lực cần đào tạo của từng học viên
- Lập ra kế hoạch đào tạo phù hợp với chiến lược của tổ chức và định hướng phát triển của cá nhân học viên
- Sẵn sàng cung cấp các hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn về cách hoàn thành một nhiệm vụ hoặc quy trình
- Biết cách giám sát chặt chẽ và đánh giá chính xác kết quả đào tạo
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Có nhiều người nói việc đào tạo giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn. Cũng có ý kiến cho rằng nhân viên được đào tạo xong sẽ có xu hướng tìm một công việc khác tốt hơn. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
- Nếu bạn là một người quản lý, bạn sẽ truyền đạt lại tất cả hiểu biết và kinh nghiệm cho nhân viên cấp dưới, hay là giữ lại một vài hiểu biết làm thế mạnh của mình?
- Mô tả lại kinh nghiệm của bạn trong việc đào tạo cấp dưới (theo nhóm/theo cá nhân),
- Nếu phải xây dựng một kế hoạch đào tạo nhân viên cho phòng ban của bạn, bạn sẽ làm nó như thế nào?
- Bạn sẽ đánh giá năng lực học hỏi của nhân viên qua những tiêu chí nào? Làm thế nào để bạn biết được hiệu quả của quá trình đào tạo của mình?
- Theo bạn, nên đào tạo thật sâu về lý thuyết để học viên hạn chế mắc sai lầm hay cứ để họ làm sai rồi có cơ hội sửa lại?
Kỹ năng tạo ảnh hưởng
Định nghĩa
Kỹ năng tạo ảnh hưởng là khả năng tạo được uy tín, thuyết phục, nhờ đó nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ từ người khác.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Có khả năng bảo vệ ý kiến cá nhân, đưa ra đề xuất nhưng không thực sự thuyết phục
- Còn e ngại, chưa tự tin vào bản thân
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có khả năng thuyết phục, bảo vệ ý kiến cá nhân
- Nhận được sự tôn trọng, lắng nghe từ mọi người
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Tạo được mối quan hệ tốt với mọi người
- Tích cực tham dự đóng góp trong các cuộc thảo luận, các hoạt động quan trọng
- Có khả năng đưa ra các đề xuất thuyết phục, có hiệu quả
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Tạo được uy tín trong tổ chức và các bên liên quan
- Luôn đóng vai trò chủ động trong các buổi gặp gỡ, thảo luận, tranh luận
- Tự tin thể hiện quan điểm và tài năng trước đám đông
- Nghiêm túc thực hiện các chế độ, chính sách của tổ chức
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Xây dựng được mạng lưới quan hệ rộng, được chào đón rộng rãi
- Nắm rõ được chiến lược thuyết phục trực tiếp và gián tiếp
- Luôn đóng vai trò cố vấn, người đứng đầu trong các kế hoạch quan trọng
- Có ý chí kiên định, nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người
- Gương mẫu đi đầu trong cách hoạt động, phong trào của tổ chức
- Mọi ý kiến, đề xuất cá nhân đều được đề cao và áp dụng triệt để
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Khi tham gia vào một đội nhóm mới, bạn thường là thành viên thực hiện các nhiệm vụ được giao hay là người đưa ra các ý kiến điều phối?
- Bạn đã bao giờ có một đề xuất táo bạo được áp dụng rộng rãi hay chưa?
- Mô tả lại một vị trí quyền lực nhất mà bạn từng đảm nhận.
- Lấy ví dụ về một tình huống mà bạn là người đưa ra quyết định sau cùng.
- Liệt kê 5 yếu tố quan trọng nhất để khiến một người có sức ảnh hưởng rộng rãi.
- Kỹ năng tạo ảnh hưởng và kỹ năng đàm phán – thuyết phục giống và khác nhau như thế nào?
Kỹ năng quản trị rủi ro
Định nghĩa
Kỹ năng quản trị rủi ro là khả năng xác định, phân tích, đánh giá và phản ứng trước các rủi ro trong quá trình thực hiện mục tiêu công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Mức độ 1 – Mức độ kém: Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác.
- Chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro
- Còn lúng túng trong việc giải quyết hậu quả của rủi ro (nếu có)
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Xác định tâm lý vững vàng để sẵn sàng đối mặt và chịu trách nhiệm với rủi ro
- Có ý thức về việc nhận định các rủi ro nhưng chưa chính xác
Mức độ 3 – Mức độ khá: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Nhận định được các rủi ro với quy mô nhỏ, trong tương lai gần
- Kịp thời phân tích rủi ro để có được đánh giá cần thiết
- Biết cách thông tin cho thành viên trong tổ chức về rủi ro có thể xảy ra
Mức độ 4 – Mức độ tốt: Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có tầm nhìn dài hạn về việc nhận định các rủi ro có thể xảy ra
- Có khả năng đánh giá rủi ro và đề xuất phương án giảm thiểu hậu quả
- Đưa ra được chiến lược phòng tránh rủi ro trong tương lai
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc: Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Có khả năng nhận định chính xác các rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn
- Đánh giá toàn diện được các cơ hội và rủi ro trong thực tế tổ chức
- Xây dựng được chiến lược biến rủi ro thành cơ hội phát triển lâu dài
- Có sẵn phương án phối hợp các phòng ban để sẵn sàng xử lý rủi ro
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Mô tả lại một tình huống bạn đã tiên liệu trước và xử lý thành công một rủi ro trong công việc.
- Bạn có biết đến khủng hoảng của doanh nghiệp X gần đây không? Bạn đánh giá cách thức xử lý của doanh nghiệp đó như thế nào? Nếu là bạn bạn sẽ làm gì?
- Giả sử bạn là CEO của một doanh nghiệp. Bạn sẽ làm thế nào để lấy lại uy tín nếu nhân viên của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ bị lỗi cho khách hàng?
- Theo bạn việc phát triển dòng sản phẩm mới trên thị trường X sẽ có thể có những rủi ro gì?
Kết cấu của Knowledge (Kiến thức) trong từ điển năng lực
Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
Định nghĩa
Sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ là khả năng một người thấu hiểu các khái niệm, quy trình làm việc, công cụ và kỹ thuật của vị trí nhằm phục vụ cho việc hoàn thành các yêu cầu của công việc.
Biểu hiện hành vi ở các mức độ
Bên cạnh việc thể hiện qua số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực, khả năng hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ còn được thể hiện qua các hành vi sau:
Mức độ 1:
- Chủ động tìm hiểu và ghi nhớ các lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ
Mức độ 2:
- Có khả năng tổng hợp và hệ thống hóa được một số lượng lớn các lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ, chủ động cập nhật các kiến thức mới về nghiệp vụ để nâng cao trình độ.
Mức độ 3:
- Có khả năng vận dụng được các kiến thức và lý thuyết về chuyên môn vào công việc, thực hiện công việc một cách có định hướng.
Mức độ 4:
- Đánh giá được hiệu quả công việc của những người khác cùng chuyên môn nghiệp vụ
- Phân tích được những tình huống phát sinh trong trong công việc
Mức độ 5:
- Có khả năng đào tạo cho những người mới về chuyên môn nghiệp vụ
- Đúc rút được những phương pháp, kĩ thuật mới để thực hiện công việc hiệu quả hơn
- Có khả năng xử lí hiệu quả được mọi tình huống có thể phát sinh trong công việc
Bộ câu hỏi phỏng vấn
- Bạn định nghĩa như thế nào về công việc X?
- Theo bạn một người như thế nào là người có khả năng thực hiện tốt được công việc này?
- Bạn tìm hiểu những kiến thức về nghiệp vụ này như thế nào?
- Mô tả lại một lần bạn giải quyết được một tình huống dựa trên những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này.
- Nếu như phải hướng dẫn cho một người về công việc X thì bạn sẽ nói những gì?
Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Khả năng sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh) được chia thành 6 mức độ theo chuẩn quốc tế như sau:
1, BEGINNER
(TOEFL 0 – 31 | IELTS 0 – 3.5 | TOEIC 0-400)
Ở cấp độ tiếng Anh này, bạn chỉ có thể nói và hiểu được tiếng Anh một cách rất giới hạn trong các cuộc hội thoại cơ bản hằng ngày nếu đối phương nói tiếng Anh chậm và rõ.
2, ELEMENTARY
(TOEFL 32 – 45 | IELTS 3.5 – 4.0 | TOEIC 405 – 600)
Đạt được cấp độ tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trong những tình huống đơn giản, quen thuộc nhưng vốn từ vựng và ngữ pháp bị hạn chế nhiều. Gần như không thể giao tiếp trong các tình huống mới.
3, INTERMEDIATE
(TOEFL 46 – 59 | IELTS 4.0 – 5.0 | TOEIC 785 – 900)
Bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc,nhưng gặp khó khăn trong những tình huống mới.
4, UPPER INTERMEDIATE
(TOEFL 60 – 78 | IELTS 5.5 – 6.0 | TOEIC 705 – 780)
Bạn có thể giao tiếp và hiểu người bản xứ trong các tình huống xảy ra hàng ngày. Giáo viên đôi khi không hiểu ý bạn và mức độ mắc lỗi ngữ pháp, câu… ở mức trung bình.
5, ADVANCED
(TOEFL 79 – 93 | IELTS 6.5 – 7.5 | TOEIC 785 – 900)
Bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần lớn các tình huống với độ chính xác cao về mặt ngữ pháp và sử dụng từ vựng phong phú.
6, PROFICIENT
(TOEFL 94 – 120 | IELTS 8.0 – 9.0 | TOEIC 905 – 990)
Đây là cấp độ tiếng Anh cao nhất. Bạn có thể dễ dàng và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác với người bản xứ trong bất kỳ tình huống và về chủ đề nào.
Bài viết được tham khảo nội dung từ Talent.vn