Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Chia sẻ Góc nhìn

Con nhà người ta

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
7 tháng ago
in Góc nhìn
A A
0
Con nhà người ta
0
SHARES
3
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
5/5 - (1 bình chọn)

Hà Nội và TP HCM – hai thành phố diễn ra cuộc đua vào lớp 10 công lập căng thẳng nhất cả nước – vừa hoàn tất công bố điểm thi và điểm chuẩn.

Điểm thi đã có, chân dung các thủ khoa, những cô – cậu bé đỗ đạt cao đã được truyền thông và mạng xã hội đưa tin.

Trong bữa cơm tối qua, con tôi kể, group nhóm bạn của cháu trên Zalo đang diễn ra cuộc “tố khổ” dài “hàng chục cái vuốt tay” về một loại “món ăn” xuất hiện trong bữa cơm nhiều gia đình gần đây – món “con nhà người ta”. Cháu kể lại một cách sinh động muôn vàn trạng thái so sánh của cha mẹ, từ ngụ ý nhẹ nhàng đến chì chiết, tựu trung lại đều xuất phát từ mong muốn con mình được như con người ta.

Con tôi kết luận, thứ khiến cháu và nhóm bạn sợ nhất là so sánh về điểm số.

Hóa ra, ám ảnh điểm số chưa từng biến mất kể từ thế hệ của tôi. Thời chúng tôi, “ác mộng” thường đến sau những buổi họp phụ huynh – nơi giáo viên chủ nhiệm công khai thành tích và điểm số của con ngoan trò giỏi trong lớp, đồng thời bêu tên những học trò cá biệt.

Từ năm 2014, với Thông tư 30, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trường học không công khai điểm số học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong các buổi họp phụ huynh. Mọi trao đổi và góp ý được tiến hành qua các cuộc gặp gỡ 1-1 giữa giáo viên và cha mẹ. Đây cũng là cách mà các trường học trên thế giới áp dụng từ lâu nhằm đảm bảo bí mật thông tin cá nhân, tôn trọng quyền riêng tư.

Trong những xã hội trọng thành tích như Việt Nam, cách làm này đồng thời góp phần giảm áp lực thành tích, hạn chế tâm lý so sánh, gây tổn thương đến những đứa trẻ chưa bằng bạn bằng bè.

Nhưng sự phát triển của mạng xã hội, với khả năng lan truyền thông tin không giới hạn, gần như đã phá hỏng nỗ lực này của Bộ Giáo dục. Những đứa trẻ giờ đây không chỉ bị so sánh với vài bạn cùng lớp mà có thể bị so với bất cứ “tấm gương” nào cùng lứa, ở bất cứ đâu trên khắp đất nước.

Mạng xã hội gần như chỉ trưng ra những trailer đẹp đẽ. Phụ huynh chọn phần lung linh nhất của con để khoe. Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra (hoặc lờ đi điều đó) để bắt con mình trở thành nhân vật trong trailer của người khác.

Khó có thể chỉ trích những phụ huynh khoe con. Họ có quyền chính đáng được tự hào. Cũng khó chê cười những cha mẹ kỳ vọng con cái mình được như con nhà người khác. Tôi tin đấy đều là những biểu hiện hồn nhiên của tình yêu thương con cái.

Nhưng những chuyện xảy ra gần đây khiến tôi tự nhủ, yêu thương cũng cần đến lý tính và trách nhiệm, trách nhiệm với con mình và con người khác. Thông tin điểm số mỗi người trưng ra, dù muốn hay không, sẽ tạo phản ứng liên hệ, so sánh, gây tâm lý lo sợ, tổn thương đến những đứa trẻ liên quan.

Một nam sinh chia sẻ với tôi chuyện cũ, rằng thời điểm thi trượt vào 10 là lúc cậu sụp đổ nhất. 9 năm là học sinh giỏi, cậu không chấp nhận nổi sự thật này. Thứ khiến cậu cảm thấy khủng khiếp nhất là “ánh mắt muộn phiền của bố và sự tức giận của mẹ”. Kết quả, cậu phải đi điều trị tâm lý 16 tháng.

Nghiên cứu mang tên “The culture of social comparison” (Văn hóa so sánh xã hội) đăng trên tạp chí PNAS năm 2018 cho biết, người được nuôi dạy trong nền văn hóa tập thể sẽ dễ hình thành sự so sánh xã hội (social comparison) hơn những người lớn lên trong nền văn hóa đề cao chủ nghĩa cá nhân. So sánh, đòi hỏi con mình bằng con người khác là tâm lý không chỉ của riêng người Việt.

Giới nghiên cứu tâm lý học dùng khái niệm peer pressure – áp lực đồng trang lứa – để chỉ hiện tượng một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi những cá nhân khác trong cùng một nhóm xã hội; khiến họ phải thay đổi bản thân để phù hợp chuẩn mực của nhóm.

Mặt tích cực của peer pressure là tạo nên động lực để một cá nhân phát triển bản thân. Nhưng các thống kê ban đầu ghi nhận nhiều hơn tác động tiêu cực của hội chứng này. Ví dụ, thống kê của Merriam-Webster – một nhà xuất bản lớn của Mỹ – cho thấy, 85% học sinh trung học nước này phải chịu đựng áp lực đồng trang lứa; 70% trẻ từng hút thuốc ở tuổi teen cho biết, chúng lần đầu hút thuốc là nhằm giải tỏa peer pressure.

Ở Việt Nam, mới đây, chiều 9/7, một phụ huynh chia sẻ thông tin trên trang cá nhân, nhờ cộng đồng giúp tìm con gái. Theo đó, cô bé sinh năm 2007 sốc vì kết quả thi không tốt nên đã bỏ ăn, viết thư chào tạm biệt gia đình và đi khỏi nhà. Rất may là một ngày sau, phụ huynh thông báo đã tìm thấy cháu.

Áp lực bị so sánh thực tế không chỉ kết thúc bằng chuyện bỏ nhà ra đi hay một khóa điều trị tâm lý. Việt Nam chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng những cái chết, trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến điểm số đã xảy ra gần đây.

Peer pressure có thể tác động tới với bất cứ lứa tuổi nào. Khoe con, so sánh con cái là một biểu hiện của áp lực này lên các bậc phụ huynh. Họ tham gia vào cuộc đua ngầm với nhau, nhưng không tự mình chạy, mà đẩy con ra làm vận động viên bất đắc dĩ.

Nhưng mỗi đứa trẻ là một bản thể riêng về khả năng, phẩm chất, ước muốn và nhu cầu… Chúng xứng đáng được trưởng thành theo cách riêng, không phải đóng vai người khác trong một bộ phim do bố mẹ mình đạo diễn.

(Nguồn: VNExpress.net)


Chuyên mục Góc nhìn – Nơi chia sẻ những góc nhìn, quan điểm về giáo dục từ những nhà hoạt động và nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam.

Tags: Góc nhìn Giáo dục
Previous Post

Hướng nghiệp cho nhóm Xã Hội và Nghệ Thuật – Lý thuyết mật mã Holland

Next Post

Thầy tốt và thầy tốt hơn

Next Post
Thầy tốt và thầy tốt hơn

Thầy tốt và thầy tốt hơn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
1.9k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
537
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
390
Lý thuyết mật mã Holland

Lý thuyết mật mã Holland – Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp dành cho hướng nghiệp

21/11/2022
526

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
57
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời