Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngành Kinh doanh thương mại trở thành một trong những ngành học “siêu hot” dành cho các bạn yêu thích học kinh tế. Cơ hội việc làm của ngành rất rộng mở và triển vọng phát triển nghề nghiệp cao. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về ngành Kinh doanh thương mại, bạn hãy tham khảo cùng Tuhoc.com.vn nhé!
Ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Ngành Kinh doanh thương mại (Commercial Business) là một ngành đào tạo các kiến thức, kỹ năng liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: khảo sát hàng, bán hàng, quản lý kho, xuất – nhập kho, nghiên cứu thị trường, marketing, PR, phân tích tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, hoạt động chiêu thị,… Ngành học này sẽ thiên về kỹ năng phân tích, tính toán.
Sinh viên ngành kinh doanh thương mại học gì?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đang đào tạo ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh thương mại và hoạt động thương mại ở các tổ chức, doanh nghiệp kinh tế.
Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận nhiều kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như:
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích, dự báo các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thương mại.
- Kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước và quốc tế.
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại.
- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ kinh doanh thương mại, thương mại quốc tế và hải quan.
- Kỹ năng khai thác cơ hội cũng như chuyển đổi kinh doanh thương mại khi thị trường biến động.
Khối thi và điểm chuẩn của ngành kinh doanh thương mại?
Mã ngành Kinh doanh thương mại: 7340121
Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- C01 (Toán, Văn, Lý)
- C02 (Toán, Hóa, Văn)
- C04 (Toán, Văn, Địa)
- C15 (Toán, Văn, KHXH)
Điểm chuẩn ngành kinh doanh thương mại của các trường đại học dao động từ 14-27,9 điểm (theo số liệu của 2 năm trở lại đây)
Học ngành Kinh doanh thương mại ở đâu?
Dưới đây sẽ tổng hợp danh sách các trường có ngành Kinh doanh thương mại phân theo từng khu vực để các bạn dễ dàng lựa chọn.
Miền Bắc:
- Đại học kinh tế quốc dân
- Đại học thương mại
- Đại học tài chính ngân hàng
Miền Trung:
- Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học kinh tế – Đại học Huế
MIền nam:
- Đại học kinh tế TP.HCM
- Đại học kinh tế – tài chính TP.HCM
- Đại học công nghệ TP.HCM
- Đại học Văn Lang
Chương trình đào tạo
Xin giới thiệu tới các bạn danh sách các môn học trong chương trình đào tạo 4 năm ngành Kinh doanh thương mại tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Năm 1/Year 1 |
Học kỳ 1/Semester 1 |
Toán cao cấp 1 (Đại số tuyến tính) |
Tin học đại cương |
Pháp luật đại cương |
Học kỳ 2/Semester 2 |
Kinh tế vi mô I |
Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
Tiếng Anh P1 |
Thống kê ứng dụng trong KD và KT(NLTK) |
Luật kinh tế |
Giáo dục thể chất 2 |
Năm 2/Year 2 |
Học kỳ 3/Semester 3 |
Kinh tế phát triển |
Kinh tế vĩ mô I |
Quản trị học |
Tối ưu hóa (Quy hoạch tuyến tính) |
Tiếng Anh P2 |
Học kỳ 4/Semester 4 |
Kinh tế quốc tế |
Quản trị học 2 |
Marketing căn bản |
Nguyên lý kế toán |
Hành vi khách hàng |
Kinh tế thương mại |
Quản trị kinh doanh dịch vụ |
Năm 3/Year 3 |
Học kỳ 5/Semester 5 |
Quản trị chất lượng I |
Quản trị tài chính |
Hành vi tổ chức |
Quản trị chiến lược |
Nghiên cứu thị trường |
Quản trị marketing |
Tiếng Anh P3 |
Học kỳ 6/Semester 6 |
Quản trị nguồn nhân lực |
Giao tiếp kinh doanh |
Quản trị rủi ro |
Quản trị kinh doanh quốc tế |
Quản trị xuất nhập khẩu |
Kế toán quản trị |
Tiếng Anh P4 |
Năm 4/Year 4 |
Học kỳ 7/Semester 7 |
Quản trị bán lẻ |
Quản trị mua hàng và lưu kho |
Quản trị bán hàng |
Marketing quốc tế |
Thanh toán quốc tế |
Môn tự chọn |
Học kỳ 8/Semester 8 |
Học kỳ doanh nghiệp và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
|
ERP – Trade and Logistics |
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh doanh thương mại sau khi tốt nghiệp ra sao?
Các ngành liên quan đến kinh doanh dường như chưa từng “hạ nhiệt” nên cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh thương mại là vô cùng rộng mở và đa dạng để lựa chọn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có tỉ lệ có việc làm rất cao và có thể làm việc ở rất nhiều vị trí khác nhau. Chẳng hạn như:
#1 Chuyên gia dịch vụ khách hàng
- Hiểu và khai thác thông tin khách hàng và nhu cầu sản phẩm / dịch vụ của khách hàng
- Tư vấn để khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm / dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ
- Bán và tư vấn các sản phẩm / dịch vụ trong danh bạ công ty
- Đề xuất các phương án, kế hoạch chăm sóc khách hàng, theo dõi việc thực hiện nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
#2 Quản lý kho hàng
- Thực hiện công tác quản lý kho để đảm bảo không mất mát, hư hỏng trong quá trình lưu kho
- Theo dõi, quản lý tồn kho hàng hóa xuất nhập tại tất cả các kho, phòng ban trong hệ thống của công ty
- Xem hồ sơ thẻ kho của bộ phận kho, đối chiếu số lượng nhập, xuất của bộ phận kho với kế toán.
- Lập báo cáo hàng tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn kho …
#3 Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
- Xử lý các thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng mua bán, chứng từ vận tải, chứng từ xuất nhập khẩu, thủ tục thanh toán, thủ tục giao nhận hàng hóa
- Trong quá trình làm hồ sơ thông quan, tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, xuất nhập hồ sơ hàng hóa và số lượng thực tế tại cảng.
- Thay mặt công ty gặp gỡ cán bộ hải quan, phân loại lại nhiệm vụ; điều phối vận chuyển và lưu kho hàng hóa nhập khẩu
- Theo dõi, giám sát vị trí hàng hóa đang vận chuyển
- Cập nhật liên tục những thay đổi về luật và quy định xuất nhập khẩu
- Tư vấn cho các công ty về thủ tục hải quan, hạn chế xuất nhập khẩu, yêu cầu bảo hiểm, hạn ngạch hoặc các vấn đề liên quan đến hải quan khác
#4 Chuyên gia mua hàng
- Đáp ứng nhu cầu mua sắm của toàn công ty
- Kiểm soát nguồn cung, giá cả … thông qua quản lý danh mục cung ứng
- Lập kế hoạch cung ứng, theo dõi tiến độ giao hàng, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa giao theo đúng tiến độ yêu cầu
- Đàm phán các điều khoản / điều kiện mua hàng và thanh toán tốt nhất cho công ty
- Am hiểu pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động mua hàng để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng mua hàng hóa / dịch vụ
- Theo dõi yêu cầu mua hàng dựa trên chất lượng, số lượng, giá cả, ngày hết hạn và chính sách đổi trả
- Phát triển nguồn cung ứng đáp ứng hướng phát triển và yêu cầu …
#5 Quản lý Doanh nghiệp
- Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
- Quản lý và đào tạo phát triển nhân viên
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch chiến lược và kinh doanh của công ty để đảm bảo đạt được các mục tiêu theo kế hoạch.
- Nghiên cứu, đánh giá, phân tích thị trường và đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty
- Luôn đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất
- Xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing nhằm phát triển thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty
Ngoài ra còn nhiều vị trí chuyên môn khác như: chuyên viên tổ chức sự kiện kinh doanh về thương mại trong các doanh nghiệp, tổ chức, công ty; chuyên viên xúc tiến bán hàng và dịch vụ khách hàng; nhân viên kinh doanh cho các hãng hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng; nhân viên kinh doanh, giao nhận vận tải, kho vận;…
Mức lương ngành kinh doanh thương mại có cao không?
Chúng tôi tạm chia thành 3 cấp độ lương cơ bản, trên thực tế sẽ khác hơn vì còn tùy thuộc vào năng lực của từng bạn sinh viên khi ra trường:
♦ Sinh viên mới tốt nghiệp: Thuộc đối tượng làm việc chưa có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nên cần có thời gian đào tạo và học hỏi nên mức lương cơ bản sẽ giao động từ 6-9 triệu đồng/ tháng
♦ Nhân viên kinh doanh thương mại: Với đối tượng đã có chuyên môn và kinh nghiệm không cần qua đào tạo mức lương sẽ giao động từ 9-14 triệu đồng/ tháng.
♦ Nhân viên kinh doanh cao cấp: Đây là đối tượng nhân viên có năng lực quản lý và giàu kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong nhiều công ty, doanh nghiệp lĩnh vực kinh doanh thương mại nên mức lương cao hơn giao động từ 20 -25 triệu đồng/ tháng.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu cơ bản về ngành Kinh doanh thương mại tại NEU cũng như triển vọng phát triển nghề nghiệp của ngành này. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn sớm tìm ra được định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi gì cần tư vấn thì hãy để lại bình luận ngay phía dưới hoặc gửi email cho Tuhoc.com.vn nhé.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.