Trong thời đại toàn cầu hoá, bất kỳ công việc nào ở mức độ quốc tế đều có mức thu nhập khá hấp dẫn. Đặc biệt ở mảng kinh doanh. Tính đa dạng của nó cung cấp cho người học rất nhiều cơ hội trên trường quốc tế. Một trong số ngành nghề triển vọng cao chính là kinh doanh quốc tế.
Vậy học kinh doanh quốc tế ra trường làm gì? Ngành kinh doanh quốc tế có dễ xin việc không? Hãy cùng Tuhoc.com.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu chung về ngành Kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế,…
Nếu bạn quan tâm đến các vấn đề toàn cầu và thích đi đây đó, bạn có thể lựa chọn kinh doanh quốc tế. Các khóa học kinh doanh quốc tế được thiết kế để cung cấp các kỹ năng kinh doanh cơ bản. Đồng thời, chúng còn giúp bạn phát triển sự hiểu biết về sự khác biệt độc đáo trong kinh doanh. Sự đa dạng này bao gồm mô hình tổ chức, yêu cầu quy định và cấu trúc xã hội ở các khu vực khác trên thế giới.
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,…
Chương trình đào tạo còn cung cấp cho sinh viên các kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng cụ thể về các vấn đề chống bán phá giá, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Đồng thời, kỹ năng làm việc nhóm, đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh, đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh chính là những hành trang cần thiết mang tính chiến lược của các cử nhân Kinh doanh quốc tế.
- Các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Marketing quốc tế, Kinh tế quốc tế, Rủi ro và Bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế, Vận tải và bảo hiểm ngoại thương, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế, Thanh toán trong nước và quốc tế,…
Sự khác nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế
Đối với ngành kinh doanh quốc tế:
- Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản trị. Ngành này đi sâu vào hoạch định, triển khai các hoạt động kinh doanh và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp
- Chuyên về quản lý các chuỗi cung ứng, làm việc trong ngành Logistics, xuất nhập khẩu như các nghiệp vụ vận tải (đường sắt, đường biển, đường hàng không), bảo hiểm hàng hoá…
- Quản lý tại các doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực trong doanh nghiệp bao gồm: marketing, quản trị nguồn nhân lực (nhân sự), quản trị bán hàng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính trong công ty, doanh nghiệp (tỷ giá hối đoái, thanh toán quốc tế)
Đối với ngành Kinh tế quốc tế:
- Kinh tế quốc tế có tính chất vĩ mô hơn, tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là thương mại và tài chính quốc tế
- Kinh tế quốc tế chuyên về lý luận quan hệ kinh tế quốc tế, phân tích và hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới và những vấn đề về hội nhập kinh tế
Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Kinh tế quốc tế tại đây.
Chương trình đào tạo của của kinh doanh quốc tế
Là một trong những lĩnh vực kinh doanh rộng lớn hơn, các sinh viên ngành kinh doanh quốc tế có thể khám phá nhiều con đường sự nghiệp đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Những người quan tâm đến cơ hội làm việc cho các tổ chức toàn cầu có thể theo đuổi các chuyên môn về tài chính, Marketing và quản lý nguồn nhân lực. Những sinh viên muốn làm việc trong các khu vực chính phủ có thể chuyển trọng tâm sang kinh tế.
Các chuyên ngành chính được đào tạo của ngành kinh doanh quốc tế có thể kể đến như:
- Quản trị và phát triển chuỗi cung ứng
- Logistic toàn cầu
- Hoạch định và lên chiến lược kinh doanh quốc tế
- Đầu tư quốc tế, nội địa và phát triển kinh tế
- Luật và tài chính quốc tế.
- Marketing quốc tế
Để nắm rõ hơn về các môn học của ngành kinh doanh quốc tế, mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo tại trường Đại học Quốc tế – Đại học Đà Nẵng dưới đây:
1. Khối kiến thức đại cương |
Pháp luật đại cương |
Toán ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh |
Kinh tế vĩ mô |
Kinh tế vi mô |
Quản trị học |
Tin học văn phòng |
Kinh tế chính trị Mác – Lenin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
PRE-IELTS 1 |
PRE-IELTS 2 |
Giao tiếp kinh doanh |
Triết học Mác – Lenin |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
IELTS Beginners 1 |
IELTS Beginners 2 |
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam |
IELTS Pre-intermediate 1 |
IELTS Pre-intermediate 2 |
IELTS Intermediate 1 |
IELTS Intermediate 2 |
2. Khối kiến thức ngành |
Luật kinh doanh |
Thống kê trong kinh doanh và kinh tế |
Thị trường và các định chế tài chính |
Nhập môn kinh doanh |
Hành vi tổ chức |
Hệ thống thông tin quản lý |
Marketing căn bản |
Nguyên lý kế toán |
Kinh doanh quốc tế |
Tiếng Anh kinh doanh |
3. Khối kiến thức chuyên ngành |
Môn học bắt buộc |
Kinh tế quốc tế |
Tài chính doanh nghiệp |
Quản trị kinh doanh quốc tế |
Quản trị đa văn hoá |
Giao dịch thương mại quốc tế |
Logistics và thương mại quốc tế |
Kinh doanh xuất nhập khẩu |
Thanh toán trong ngoại thương |
Đàm phán kinh doanh |
Vận tải đa phương thức |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
Đề án kinh doanh quốc tế |
Khoá luận tốt nghiệp |
Môn học tự chọn |
Đầu tư quốc tế |
Kế toán quản trị |
Quản trị quan hệ khách hàng |
Thương mại điện tử |
Quản trị chiến lược toàn cầu |
Marketing dịch vụ |
Marketing kinh doanh (B2B) |
Hành vi người tiêu dung |
Đạo đức kinh doanh |
Quản trị tài chính quốc tế |
Marketing quốc tế |
Top các trường đào tạo ngành kinh doanh quốc tế uy tín ở Việt Nam
Kinh doanh quốc tế là một trong số các ngành phổ biến ở Việt Nam. Chính vì vậy, bạn có thể theo học nó ở hầu hết các trường công lập và quốc tế. Một số cái tên nổi trội và đáng cân nhắc như:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học RMIT
- Đại học Tôn Đức Thắng
Điểm chuẩn ngành kinh doanh quốc là bao nhiêu?
Tuhoc.com.vn gửi tới các bạn danh sách các trường tuyển sinh ngành kinh doanh quốc tế và điểm chuẩn của 2 năm gần nhất như sau:
Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Tên Trường | Điểm chuẩn | |
---|---|---|
2021 | 2022 | |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 25.5 | 26 |
Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội | 26.2 | 24 |
Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên | 15 | 15 |
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên | 15 | 0 |
Trường Đại học Tài chính – Kế toán | 15 | 15 |
Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM | 23 | 20 |
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông | 15 | 15 |
Trường Đại học Phan Thiết | 14 | 15 |
Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | 0 | 15 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 26.4 | 25.7 |
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM | 27 | 27 |
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM | 25.75 | 25.25 |
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM | 0 | 15 |
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM | 29.5 | 23 |
Trường Đại học Kinh tế – Đại Học Đà Nẵng | 26.75 | 26 |
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên | 16.5 | 16 |
Học viện Ngân hàng | 26.75 | 26.5 |
Trường Đại học Hoa Sen | 16 | 16 |
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 25.5 | 26 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 37.5 |
Trường Đại học Nam Cần Thơ | 21 | 16 |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 0 | 15 |
Trường Đại học Tây Đô | 15 | 15 |
Trường Đại học Gia Định | 15 | 15 |
Trường Đại học Mở TP.HCM | 26.45 | 24.7 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 27.65 | 27.15 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 27.05 | 26.85 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 26.4 | 24.7 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 26.7 | 25.95 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 26.4 | 24.3 |
Trường Đại học Sài Gòn | 25.16 | 24.48 |
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM | 18 | 18 |
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM | 23.5 | 23.5 |
Trường Đại học Văn Lang | 0 | 17 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 0 | 26.6 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 0 | 26.6 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 0 | 25.6 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 27 | 0 |
Trường Đại học Đông Á | 15 | 15 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 15 | 15 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 36.5 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 25.5 | 26 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 25.5 | 26 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 34 |
Xét điểm học bạ THPT
Tên Trường | Điểm chuẩn | |
---|---|---|
2021 | 2022 | |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 27 | 28.5 |
Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên | 0 | 18 |
Trường Đại học Tài chính – Kế toán | 18 | 18 |
Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM | 0 | 18 |
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông | 18 | 18 |
Trường Đại học Phan Thiết | 18 | 18 |
Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh | 18 | 18 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 28 | 29 |
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM | 78 | 73 |
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM | 28.75 | 29.75 |
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM | 0 | 6 |
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM | 26 | 27 |
Trường Đại học Kinh tế – Đại Học Đà Nẵng | 27.5 | 28 |
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên | 0 | 19 |
Học viện Ngân hàng | 27.5 | 28.25 |
Trường Đại học Hoa Sen | 0 | 6 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 34.5 |
Trường Đại học Nam Cần Thơ | 0 | 18 |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long | 0 | 18 |
Trường Đại học Tây Đô | 0 | 16.5 |
Trường Đại học Gia Định | 5.5 | 16.5 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 85.7 | 88.52 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 84.84 | 87.47 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 28 | 27.5 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 83.06 | 85.2 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 28 | 26.5 |
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM | 18 | 18 |
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM | 22 | 26 |
Trường Đại học Văn Lang | 0 | 18 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 0 | 31.08 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 0 | 31.08 |
Học viện Ngoại giao Việt Nam | 0 | 30.08 |
Trường Đại học Đông Á | 18 | 18 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 6 | 6 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 32.8 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 27 | 28.5 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 27 | 28.5 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 27 |
Xét điểm thi ĐGNL, ĐGTD
Tên Trường | Điểm chuẩn | |
---|---|---|
2021 | 2022 | |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 800 | 900 |
Khoa Quốc tế – Đại học Thái Nguyên | 0 | 75 |
Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM | 0 | 600 |
Trường Đại học Công nghệ Miền Đông | 0 | 600 |
Trường Đại học Phan Thiết | 0 | 500 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 900 | 863 |
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM | 980 | 930 |
Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM | 0 | 600 |
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM | 650 | 600 |
Trường Đại học Kinh tế – Đại Học Đà Nẵng | 923 | 900 |
Học viện Ngân hàng | 0 | 100 |
Trường Đại học Hoa Sen | 0 | 600 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 870 |
Trường Đại học Tây Đô | 550 | 500 |
Trường Đại học Gia Định | 600 | 600 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 931 | 928 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 930 | 890 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 900 | 783 |
Trường Đại học Kinh Tế – Luật – ĐHQG TP.HCM | 930 | 896 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing | 900 | 783 |
Trường Đại học Sài Gòn | 892 | 869 |
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM | 720 | 700 |
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM | 650 | 730 |
Trường Đại học Văn Lang | 0 | 650 |
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 550 | 550 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 750 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 800 | 900 |
Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM | 800 | 900 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 0 | 700 |
Hoặc bạn có thể tham khảo chi tiết điểm các năm trước tại đây.
Các khối xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế
Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây xét tuyển tùy theo các trường trong bảng phía trên vào ngành Kinh doanh quốc tế nhé.
Các khối xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
Mã ngành kinh doanh quốc tế là: 7340120
Những tố chất phù hợp để theo đuổi ngành Kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế là ngành nghề mang nhiều triển vọng và cơ hội thăng tiến cao, vậy nên ngay từ khi bắt đầu quyết định theo đuổi thì các bạn cần phải cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng học kinh doanh quốc tế ở đâu để được đào tạo một cách tốt nhất. Sinh viên nên trang bị cho mình những tố chất cần thiết như sự nhạy bén, thích nhi với môi trường mới, khả năng sáng tạo và chịu được áp lực cao trong công việc,…
Điều đặc biệt không thể bỏ qua khi học kinh doanh quốc tế đó chính là khả năng ngoại ngữ. Vì nếu làm việc trong môi trường quốc tế thì tiếng Anh chính là điều kiện cần thiết và cũng là ưu thế cho mỗi sinh viên khi làm việc. Cùng với đó, sự yêu thích và am hiểu các nền văn hóa đa quốc gia, từ đó có thể đưa ra được những chiến lược phù hợp.
Ngoài ra, điểm chuẩn đầu vào của ngành học này tại các trường đều khá cao, bạn cần phải có khả năng học tập tốt để đảm bảo mình có thể đỗ được vào trường mà mình mong muốn. Trong quá trình học tập cũng sẽ có nhiều kiến thức chuyên ngành khá khó, sẽ cần phải có khả năng tư duy tốt để có thể theo kịp chương trình học ở các trường. Tự tin giao tiếp, ngôn ngữ linh hoạt và khả năng đàm phán tốt cũng sẽ trở thành lợi thế cho bạn trong quá trình học tập và cả làm việc sau này.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kinh doanh quốc tế
Vậy học kinh doanh quốc tế ra làm gì? Với sự đa dạng trong cấu trúc đào tạo, sinh viên ngành kinh doanh quốc tế có cơ hội rộng mở ở hầu hết các lĩnh vực. Mức lương khởi điểm của ngành này cũng tương đối hấp dẫn, từ 10-15 triệu đồng/tháng. Khi đã tích lũy đủ nhiều và có thâm niên trong ngành, mức thu nhập trên còn có thể gia tăng gấp nhiều lần.
Một vài công việc phổ biến của ngành kinh doanh quốc tế bao gồm:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại,công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán quốc tế,…
- Nhân viên, trợ lý xuất nhập khẩu, thăng tiến trở thành nhà quản lý xuất nhập khẩu hay lãnh đạo tại các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế
Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế
Ngành kinh doanh quốc tế có nhiều sự lựa chọn công việc khác nhau nên mức lương ở ngành này cũng có sự chênh lệch. Mức lương tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí chức vụ được đảm nhiệm như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý, hay giám đốc và doanh nghiệp thuộc trong nước hay quốc tế, ví dụ:
- Tại Việt Nam, đối với vị trí chuyên viên kinh doanh quốc tế có mức lương khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng, người có kinh nghiệm lâu năm có thể lên từ 15 – 20 triệu/tháng. Còn đối với vị trí giám đốc, mức lương trung bình có thể trên 20 triệu/tháng.
- Tại Mỹ, vị trí chuyên gia phân tích quản lý có mức lương trung bình là 97,580 USD/năm. Vị trí đại diện bán hàng trong các lĩnh vực như hóa, sinh học, công nghệ, kỹ thuật, máy móc có mức lương trung bình 99,680 USD/năm. Còn đối với giám đốc marketing với mức lương trung bình khoảng 154,470 USD/năm.
- Tại Anh, với mức lương trung bình khoảng 59,000 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 38,067 USD/năm và cao nhất khoảng 91,887 USD/năm.
- Tại Canada, với mức lương trung bình khoảng 78,699 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 47,000 USD/năm và cao nhất khoảng 131,000 USD/năm.
- Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 81,226 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 71,802 USD/năm và cao nhất khoảng 103,358 USD/năm.
Tuy mức lương có sự chênh lệch, dao động khác nhau, nhưng nhìn chung ngành kinh doanh quốc tế có mức thu nhập khá cao trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Kết luận
Kinh doanh quốc tế hứa hẹn sẽ tiếp tục là ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế toàn cầu. Nếu một làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và toàn cầu hoá, đây là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc học kinh doanh quốc tế ra làm gì rồi nhỉ. Nếu có thắc mắc, hãy điền ngay câu hỏi vào phần bình luận bên dưới nhé. Glints sẽ còn trở lại với thật nhiều bài viết bổ ích ở lĩnh vực này trong thời gian tới.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.