Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn theo đuổi ngành Kinh tế chính trị. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế chính trị cũng rất phổ biến, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường rất dễ xin được việc làm đúng với chuyên ngành học của mình. Chính vì thế, đây là một cơ hội việc làm hấp dẫn mà các bạn không thể bỏ qua.
Nếu bạn đang quan tâm về ngành Kinh tế chính trị để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới, thì hãy cùng Tuhoc.com.vn tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé.
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Ngành kinh tế chính trị là gì?
Ngành Kinh tế chính trị có tên tiếng Anh là Political Economy. Đây là một ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về những mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Học thuyết Kinh tế chính trị chuyên nghiên cứu về những hiện tượng kinh tế – xã hội để đưa ra các quy luật chung có thể áp dụng được vào các quá trình hoạt động kinh tế – xã hội nhằm phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
Các bạn lựa chọn ngành học này sẽ có nhiều hướng đi riêng nhưng thường rẽ 2 nhánh chính là giảng viên đào tạo về kinh tế chính trị cùng các bộ môn khác liên quan tại đại học, hướng còn lại chính là làm kinh tế.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị đào tạo cử nhân kinh tế với các kỹ năng về giảng dạy kinh tế chính trị, ngoài ra còn giúp sinh viên nâng cao các kiến thức, nghiệp vụ trong việc phân tích, xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế, độc lập trong nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế xã hội hiện nay.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế chính trị là gì?
Mã ngành Kinh tế chính trị: 7310102
Có tất cả 05 tổ hợp xét tuyển đối với ngành kinh tế chính trị. Các sĩ tử có thể tham khảo và thực hiện xét tuyển những tổ hợp đó là:
- A00: Toán – Vật lí – Hóa học
- A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh
- A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
- C15: Ngữ văn – Toán – KHXH
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế chính trị
Nên học ngành Kinh tế chính trị học ở những trường nào?
Hiện nay chỉ có 2 trường đại học, học viện trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo ngành học này. Ngoài ra còn có 2 trường đào tạo dưới dạng chuyên ngành.
Các trường đào tạo ngành Kinh tế chính trị năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 24.72 – 25.72 |
Đại học Kinh tế Huế | 16 |
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế chính trị sẽ trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội để có năng lực phân tích, đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách kinh tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách hoặc quản lý kinh tế ở trung ương và địa phương… Khi được trang bị thêm một số kiến thức chuyên môn, cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các doanh nghiệp.
Dưới đây là chương trình đào tạo 4 năm học cho chuyên ngành Kinh tế chính trị tại trường Học viện báo chí và tuyên truyền, các bạn tham khảo để có cái nhìn cụ thể hơn.
Xem chi tiết tại đây.
Khối kiến thức giáo dục đại cương |
Khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Triết học Mác-Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Khoa học xã hội và nhân văn |
Bắt buộc |
Chính trị học đại cương |
Pháp luật đại cương |
Xây dựng Đảng |
Quản lý hành chính Nhà nước |
Tâm lý học đại cương |
Đạo đức học |
Tiếng Việt thực hành |
Giáo dục học đại cương |
Lý luận dạy học đại học |
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn |
Tự chọn |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
Xã hội học đại cương |
Lôgic hình thức |
Lịch sử văn minh thế giới |
Toán và khoa học tự nhiên |
Tin học ứng dụng |
Toán kinh tế |
Ngoại ngữ (sinh viên chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung) |
Tiếng Anh học phần 1 |
Tiếng Anh học phần 2 |
Tiếng Anh học phần 3 |
Tiếng Anh học phần 4 |
Tiếng Trung học phần 1 |
Tiếng Trung học phần 2 |
Tiếng Trung học phần 3 |
Tiếng Trung học phần 4 |
Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng |
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
Kiến thức cơ sở ngành |
Bắt buộc |
Địa lý kinh tế |
Lịch sử kinh tế quốc dân |
Lịch sử các học thuyết kinh tế từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX |
Lịch sử các học thuyết kinh tế thế kỷ XX |
Thống kê kinh tế |
Tự chọn |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Luật kinh tế |
Kinh tế lượng |
Xác suất thống kê |
Kinh tế tri thức |
Kiến thức ngành và chuyên ngành |
Bắt buộc |
Kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa giai đoạn tự do cạnh tranh |
Kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa giai đoạn độc quyền |
Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ ở Việt Nam (I) |
Kinh tế chính trị thời kỳ quá độ ở Việt Nam (II) |
Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa |
Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hôi |
Kinh tế phát triển |
Kinh tế công cộng |
Các phương pháp giảng dạy kinh tế chính trị |
Thực hành phương pháp giảng dạy Kinh tế chính trị |
Tự chọn |
Nguyên lý quản lý kinh tế |
Kế toán đại cương |
Marketing căn bản |
Kinh tế môi trường |
Quan hệ kinh tế quốc tế |
Thương mại quốc tế |
Kiến thức bổ trợ |
Bắt buộc |
Các chuyên đề kinh tế |
Thương mại điện tử |
Tự chọn |
Quản trị nguồn nhân lực |
Thị trường chứng khoán |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế |
Quản trị tài chính công |
Kiến tập |
Thực tập nghề nghiệp |
Khóa luận tốt nghiệp |
Các học phần thay thế khóa luận |
Lý thuyết tài chính tiền tệ |
Kinh tế quốc tế |
Phương pháp nghiên cứu Kinh tế chính trị |
Liệu bạn có phù hợp với ngành kinh tế chính trị?
Để biết được câu trả lời, các sinh viên có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
- Tuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật của quốc gia sở tại
- Có định hướng phục vụ cộng đồng, xã hội
- Tố chất đạo đức tốt
- Tinh tế và nhạy bén về các vấn đề chính trị
- Tư duy linh hoạt, sáng tạo
- Bản lĩnh chính trị vững vàng
- Chịu được áp lực công việc
- Khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian, khối lượng công việc
- Thận trọng, có trách nhiệm trong công việc
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
- Thường xuyên cập nhật thông tin về các vấn đề xã hội
Khác với sinh viên các chuyên ngành khác, đối với kinh tế chính trị khuôn khổ tiêu chuẩn bị yếu tố con người cũng như yếu tố về chuyên môn phải được thiết lập một cách chặt chẽ. Vì vậy mục tiêu cụ thể của ngành là phải xây dựng được một đội ngũ sinh viên có lập trường phẩm chất chính trị cao hơn cả.
Học ngành kinh tế chính trị cần học giỏi môn gì?
Không giống như các ngành kỹ thuật khác, ngành kinh tế chính trị yêu cầu sinh viên trau dồi ít nhất 02 môn. Cụ thể:
- Toán: Môn học chiếm phần lớn chương trình đào tạo. Sinh viên sẽ có cơ hội phát huy tối đa khả năng tư duy của mình tại các môn như: Kinh tế vĩ mô, thương mại quốc tế, kinh tế học so sánh…
- Lịch sử: Thông qua môn học này, sinh viên sẽ có cái nhìn bao quát hơn về tình hình thế giới gắn liền với các hoạch định, chính sách kinh tế.
Có thể thấy, ngành kinh tế chính trị không yêu cầu nhiều về các môn mà bạn phải học tốt. Ngành này đòi hỏi rất nhiều về bản thân bạn cũng như các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, quá trình học tập tại trường.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kinh tế chính trị như thế nào?
Sinh viên chuyên ngành kinh tế hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc tại một trong các vị trí sau:
- Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo
- Nhân viên trong tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện…
- Chuyên viên tại cơ quan hoạch định chính sách, nghiên cứu kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài
- Giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung cấp, trường chính trị và các trung tâm chính trị các cấp
- Nhân viên trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế
Mức lương dành cho người làm ngành kinh tế chính trị là bao nhiêu?
Theo thông tin tìm hiểu, hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương của ngành Kinh tế Chính trị. Ngành này tùy thuộc vào vị trí việc làm, đơn vị công tác, kinh nghiệm và năng lực bản thân mỗi người mà sẽ có mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là các cử nhân kinh tế chính trị cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như các chuyên viên làm việc ở vị trí khác. Bao gồm:
- Lương cứng
- Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc
- Khám sức khỏe định kỳ
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
- Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
- Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
- Lương tháng thứ 13
- Phụ cấp ăn trưa
- Nghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)
- Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…
Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế
Để có những góc nhìn thú vị nhưng cũng gần gũi về kinh tế, Tuhoc.com.vn gợi ý các bạn tìm đọc cuốn “Người trong muôn nghề: Ngành Kinh tế có gì?” – cuốn sách bao gồm những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế.
“Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì?” giúp bạn hiểu ngành Kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Sales, Marketing, Nhân sự, Xuất nhập khẩu,… mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, Chuyên viên đầu tư, Thương mại điện tử, Nghiên cứu, Làm chính sách, Khởi nghiệp,…
Đây cũng là cuốn sách đầu tiên “giải ảo” các quan niệm như: Làm kinh tế, kinh doanh chẳng cần học những thứ lý thuyết mơ hồ trong trường hay Ra trường mà không làm đúng ngành, đúng nghề thì… chết. Bạn sẽ thấy: Các môn học đều có lý do để tồn tại; Ngành Kinh tế có thể phân loại được rõ ràng; Dân Kinh tế ai cũng từng ít nhiều… mông lung, ít nhiều làm trái ngành, trái nghề.
Bạn có thể đặt mua cuốn sách tại: Tiki
Kết luận
Kinh tế chính trị là một ngành học đóng góp cho đất nước rất nhiều nhân tài về cả vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề chính trị. Thông qua bài viết này, hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn bao quát nhất về lĩnh vực này, đồng thời sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất cho bản thân.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.