Tuhoc.com.vn - Kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Định vị
    Bạn là ai?
    Giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình
    • Bạn là ai? Hiểu mình để mạnh mẽ hơn
    • 8 bài trắc nghiệm tính cách phổ biến
    • Phân loại tính cách theo DISC
    • Lý thuyết mật mã Holland
    • Hướng dẫn làm trắc nghiệm Holland
    • Big Five Factor Model - 5 nhóm tính cách lớn
  • Định hướng
    Hướng đi cho bạn
    Ngành học
    Thế giới nghề nghiệp
    Hướng dẫn lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho học sinh THCS - THPT
    • Hướng dẫn Hướng nghiệp dành cho phụ huynh
    • Hướng nghiệp theo nhóm Sở thích nghề nghiệp Holland
    Thông tin các Chuyên ngành học đang được đào tạo
    • Nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý
    • Nhóm ngành Báo chí - Thông tin - Truyền thông
    • Nhóm ngành Đào tạo Giáo viên
    • Nhóm ngành Kỹ thuật
    • Nhóm ngành Pháp luật
    • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin
    • Nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
    • Nhóm ngành Năng khiếu Nghệ thuật
    • Nhóm ngành Kinh tế
    • Xem tất cả Ngành đào tạo
    Cẩm nang tra cứu thông tin nghề nghiệp
    • Theo Bản đồ thế giới nghề nghiệp - ACT
    • Khối ngành Quản trị và bán hàng
    • Khối ngành Vận hành
    • Khối ngành Nghệ thuật
    • Seri "Người thật - Việc thật"
    • Theo Sách tra cứu nghề - ILO
    • Khối ngành Dịch vụ xã hội
    • Khối ngành Khoa học và Công nghệ
    • Khối ngành Kỹ thuật
    • Xem thêm
  • Tự học
    Làm tốt Học hay
    Sống chất lượng
    Chủ đề tự học
    Những kỹ năng, phương pháp giúp bạn tự học tốt hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý thời gian
    • Xây dựng các thói quen tốt
    • Xây dựng kế hoạch hiệu quả
    • Notecard - Đọc sách hiệu quả, nhớ lâu
    • Xem thêm
    Hãy trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống thật sâu sắc và chất lượng!
    • Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
    • Hạnh phúc
    • Tài chính
    • Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism)
    • Sức khỏe
    Chia sẻ những chủ đề trong cuộc sống cho bạn tự học dễ dàng hơn
    • Học tập suốt đời - Điều quan trọng nhất!
    • Quản lý tài chính cá nhân
    • Xem thêm
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Kinh tế
    • Tài chính
    • Pháp luật
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Về chúng tôi
    • Liên hệ
No Result
View All Result
Tuhoc.com.vn - Chia sẻ kiến thức HƯỚNG NGHIỆP, TỰ HỌC và GIÁO DỤC
No Result
View All Result
Home Định hướng Ngành học

Ngành Kinh tế học gì? Ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Nguyễn Tiến Dũng by Nguyễn Tiến Dũng
4 tháng ago
in Ngành học
A A
0
Ngành Kinh tế học gì? Ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

Ngành Kinh tế học gì? Ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?

0
SHARES
20
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  1. Giới thiệu chung về ngành
    1. Phân biệt ngành Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh
      1. Các điểm giống nhau
      2. Các điểm khác nhau
    2. Các chuyên ngành của Kinh tế học
  2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế học
    1. Điểm danh 1 số trường TOP trong đào tạo ngành Kinh tế trên cả nước
  3. Các khối thi ngành Kinh tế
  4. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế học
  5. Cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh tế học
    1. Mức lương ngành Kinh tế
  6. Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế
5/5 - (2 bình chọn)

Ngành Kinh tế học (hay ngành Kinh tế) là ngành học đào tạo ra rất nhiều người tài giỏi đang phục vụ cho đất nước ta. Học vị Cử nhân kinh tế hay cao hơn là Thạc sĩ và Tiến sĩ Kinh tế học là những học vị nhiều người mơ ước. Nhưng Kinh tế là một lĩnh vực khá là rộng, vậy chúng ta sẽ học những gì ở ngành kinh tế? Công việc sau khi ra trường sẽ như thế nào?,..

Nếu bạn đang quan tâm về ngành Kinh tế học để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới, thì hãy cùng Tuhoc.com.vn tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé.

Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.

Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kinh tế là gì?

Kinh tế (tiếng Anh là Economics) là ngành học đào tạo kiến thức đặc thù trong lĩnh vực kinh tế cho sinh viên nắm vững các kiến thức chuyên môn, nâng cao kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế học.

Ngành Kinh tế có mã ngành là 7310101.

Kiến thức cần nắm được khi học ngành Kinh tế học: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học cần phải có khả năng tổ chức, quản lý và thực thi các hoạt động kinh tế trong khu vực doanh nghiệp. Có kiến thức về đào tạo đội ngũ kinh tế, lên kế hoạch, tham mưu, tư vấn về kinh tế cho các doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ…

Ngành Kinh tế học gì? Ra trường làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Kinh tế học (hay ngành Kinh tế) là ngành học đào tạo ra rất nhiều người tài giỏi đang phục vụ cho đất nước ta

Phân biệt ngành Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh

Các điểm giống nhau

#1. Xoay quanh đồng tiền: Cách nhìn nhận về tiền sẽ khác nhau trong mỗi ngành nhưng về cơ bản thì cả ba đều dựa trên nền tảng chung là đồng tiền. Cái gì liên quan đến tiền đều cần sự nguyên tắc, quyết đoán và rõ ràng.

#2. Sự hiện diện của tính toán: Cấp độ Toán học trong mỗi ngành cũng khác nhau nhưng ít nhiều đều có sự góp mặt của các con số và những phép tính. Nếu bạn chỉ thích làm việc với chữ nghĩa hay tranh ảnh thì nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn học ba ngành này vì không phải ai cũng phù hợp với việc xử lý các con số, nhất là việc nhập sai một con số thường dẫn đến tổn thất lớn.

#3. Sự liên hệ qua lại: Ba ngành này đều có chịu sự tác động lẫn nhau nên thường xuất hiện chung. Nếu bạn chọn học một trong ba ngành thì thể nào cũng sẽ ít nhiều biết đến hai ngành còn lại để có góc nhìn toàn cảnh.

Các điểm khác nhau

#1. Định nghĩa

  • Quản trị Kinh doanh: Đây là ngành học dễ hình dung nhất vì đúng như tên gọi, ngành học này giúp bạn hiểu về cách thành lập và vận hành của một doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể áp dụng các kiến thức được học để quản lý hoạt động kinh doanh của chính mình hoặc chọn một khâu trong hoạt động kinh doanh của người khác để làm việc.
  • Tài chính: Từ Hán Việt “tài” có nghĩa là “tiền của” nên ngành học này sẽ tập trung đào sâu về tiền nhiều hơn hai ngành còn lại. Khi chọn học Tài chính, bạn sẽ thu nạp các kiến thức liên quan đến tiền như ngân hàng, các khoản đầu tư, hình thức cho vay, quỹ tín dụng, bảo hiểm, nợ và các loại hình khác.
  • Kinh tế: Đây là ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ dưới góc nhìn toàn cảnh. Bạn sẽ được học cách phân tích và đánh giá sự tương quan và ảnh hưởng của tất cả mọi hoạt động kinh doanh lên nền kinh tế chung của xã hội.

#2. Phạm vi ảnh hưởng: Dựa vào ba định nghĩa trên, bạn có thể thấy Quản trị Kinh doanh là ngành học có phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất vì nội dung được học chỉ gói gọn trong việc vận hành một công ty hay doanh nghiệp. Tài chính sẽ có phạm vi tìm hiểu rộng hơn vì dòng tiền không chỉ chảy trong một doanh nghiệp mà có mặt trong khắp mọi ngành nghề và lĩnh vực. Cuối cùng, Kinh tế là ngành học có độ phủ kiến thức rộng nhất khi đánh giá không chỉ một mà toàn bộ hoạt động kinh doanh của mọi người và tiền chỉ là một trong các yếu tố để đánh giá.

#3. Hình thức đào tạo: Quản trị Kinh doanh mang tính thực hành nhiều còn Tài chính hay Kinh tế lại thiên về lý thuyết và số liệu.

#4. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh có các chuyên ngành như Nhân sự, Marketing, Sales, Kế toán,…. Tài chính lại phân ra thành ba mảng như tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp và tài chính công. Kinh tế thì lại có hai chuyên ngành là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô, bao gồm: Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư, Thương mại quốc tế,…

#5. Tương lai nghề nghiệp: Khi chọn học Quản trị Kinh doanh, bạn có thể tự mở công ty hoặc tập trung theo đuổi một chuyên ngành nhất định như nhân sự hay marketing. Khi học Tài chính, bạn có thể chọn theo đuổi công việc chuyên gia phân tích tài chính, nói cách khác là hướng dẫn sử dụng tiền cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Đối với ngành Kinh tế, vì bạn được học cả tổng thể lẫn chi tiết nên vừa có thể đầu quân vào làm vị trí phân tích kinh tế cho chính phủ hoặc doanh nghiệp.

Nhìn chung, với các kỹ năng học được trong cả ba ngành thì bạn có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành nào cũng đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Chẳng hạn như bạn hoàn toàn có thể dùng các kiến thức mình học được để trở thành phóng viên chuyên về mảng kinh doanh, tài chính và kinh tế của một tòa soạn nào đó.

Ngành kinh tế học
Sinh viên kinh tế sẽ được dạy những kiến thức chuyên sâu về các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa một cách tổng thể

Các chuyên ngành của Kinh tế học

Kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn và không chỉ giới hạn trong hoạt động trao đổi, buôn bán mà kinh tế hiện nay đã mở rộng ra trên rất nhiều ngành khác nhau. Chính vì thế mà trong ngành này có rất nhiều các chuyên ngành và các lĩnh vực khác nhau, ứng dụng vào các hoạt động kinh tế khác nhau.

Nhóm ngành Kinh tế học bao gồm những ngành sau:

  • Ngành Kinh tế
  • Ngành Kinh tế chính trị
  • Ngành Kinh tế đầu tư
  • Ngành Kinh tế phát triển
  • Ngành Kinh tế quốc tế
  • Ngành Thống kê kinh tế
  • Ngành Toán kinh tế
  • Ngành Quản lý kinh tế
  • Ngành Nghiên cứu phát triển
  • Ngành Kinh tế số
  • Ngành Kinh tế thể thao

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế học

Nên học ngành Kinh tế ở những trường nào?

Dưới đây là những trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Kinh tế học trong năm 2022. Điểm chuẩn ngành Kinh tế học năm 2022 của từng trường cũng đã được cập nhật trong cột bên cạnh để các bạn có thể tiện tham khảo hơn.

Danh sách các trường tuyển sinh ngành Kinh tế học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường Điểm chuẩn 2022
1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc
Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội 33.5
Đại học Ngoại thương
Đại học Kinh tế quốc dân 27.45
Học viện Ngân hàng 26
Đại học Thương mại 26
Học viện Tài chính 25.75
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 24.35 – 26.3
Đại học Giao thông vận tải 25
Học viện Chính sách và Phát triển 24.2
Đại học Thủy Lợi 25.7
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 25.5
Đại học Nội vụ Hà Nội 23.5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 16
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 15
Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên 15
Đại học Hải Dương 14.5
Đại học Công nghiệp Việt – Hung 16
Học viện Quản lý Giáo dục 15
Đại học Lao động – Xã hội 22.8
Đại học Thái Bình 18.15
Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh 15
Đại học Hải Phòng 14
2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng 24.5
Đại học Tây Nguyên 15
Đại học Nha Trang 17
Đại học Kinh tế – ĐH Huế 16
Đại học Vinh 17
Đại học Quy Nhơn 17.5
Đại học Hồng Đức 15
Đại học Quang Trung 15
3. Khu vực TP HCM và miền Nam
Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM 26.15
Đại học Kinh tế TPHCM 26.5
Đại học Mở TP HCM 23.4
Đại học Tài chính – Marketing 25.6
Đại học Cần Thơ 24.4
Đại học Nông lâm TPHCM 21.5
Đại học Lạc Hồng 15
Đại học Tiền Giang 21.25
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long 16
Đại học Văn Hiến 20.05

Điểm chuẩn ngành Kinh tế năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27.45 (thang điểm 30).

Điểm danh 1 số trường TOP trong đào tạo ngành Kinh tế trên cả nước

TOP các trường kinh tế tại miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Là trường Đại học TOP đầu cả nước về Kinh tế với hàng chục khối ngành kinh tế.
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU): Cùng với Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Ngoại thương cũng nằm trong nhóm những trường Đại học thuộc khối ngành Kinh tế có điểm đầu vào cao nhất cả nước, thế mạnh của trường là nhóm ngành Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế
  • Học viện Tài chính – AOF (trực thuộc Bộ Tài chính), đây cũng là một trong những trường Đại học TOP đầu với thế mạnh là các ngành Tài chính Doanh nghiệp, Kế toán – Kiểm toán, Thuế và Hải quan,…
  • Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội,… cũng là một số trường Đại học thuộc nhóm những trường TOP đầu về kinh tế tại miền Bắc.
  • Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khoa Kinh tế tại một số trường Đại học, Cao đẳng như Học viện Ngoại giao, Học viện Chính sách và phát triển (trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Thủy lợi, Đại học Lao động và Xã hội, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội,…

TOP các trường kinh tế tại miền Nam:

  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
  • Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2)
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
  • Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh (BUH)
  • Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCOU)
  • Đại học Kinh tế – Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Các khối thi ngành Kinh tế

Có thể xét tuyển ngành Kinh tế theo những khối nào?

Toàn bộ những tổ hợp khối xét tuyển vào ngành Kinh tế học năm 2022 của các trường đều được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Các khối xét tuyển ngành Kinh tế học năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối C01 (Toán, Lý, Văn)
  • Khối C04 (Văn, Toán, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế học

Ngành Kinh tế học sẽ học trong bao lâu và học những gì?

Chương trình cử nhân Kinh tế học của các trường thường sẽ kéo dài trong 4 năm. Các môn học trong 1-2 năm đầu thường là những môn về kiến thức cơ bản, đại cương. Bắt đầu từ năm học thứ 2 các bạn sẽ dần làm quen với kiến thức ngành và chuyên ngành nhé.

Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kinh tế học của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé.
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1. Học phần chung
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại ngữ
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng và an ninh
2. Học phần của trường
Toán cho các nhà kinh tế
Pháp luật đại cương
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
3. Các học phần của ngành
Lý thuyết xác suất và thống kê toán
Tin học đại cương
Lý thuyết tài chính tiền tệ 1
Quản lý học 1
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Kinh tế lượng 1
Nguyên lý kế toán
Kinh tế phát triển
Kinh tế quốc tế
2. Kiến thức ngành
Học phần bắt buộc
Kinh tế vi mô 2
Kinh tế vĩ mô 2
Kinh tế và quản lý môi trường
Kinh tế lao động
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Kinh tế đầu tư
Xã hội học
Đề án chuyên ngành
Học phần tự chọn
Kinh tế Việt Nam
Dân số và Phát triển
Kinh tế lượng 2
Marketing căn bản
Kinh tế học tăng trưởng
Kinh tế học về các vấn đề xã hội
Quản trị nhân lực
Kinh tế lao động nâng cao
Đô thị hóa và phát triển
Kinh tế học biến đổi khí hậu
3. Kiến thức chuyên sâu Kinh tế học
(Tự chọn 7 học phần trong các môn sau)
Phân tích kinh tế vi mô 1, 2
Phân tích kinh tế vĩ mô 1, 2
Chuyên đề ứng dụng phân tích định lượng trong kinh tế học 1, 2
Kinh tế học nguồn thu ngân sách chính phủ
Phân tích đầu tư trong thị trường tài chính
Kinh tế học chi tiêu Chính phủ
Chuyên đề Những vấn đề cập nhật về Kinh tế Vi mô
Chuyên đề Những vấn đề cập nhật về Kinh tế Vĩ mô
4. Chuyên đề thực tập
Ngành kinh tế học
Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có nhiều cơ hội về việc làm vì tính đa dạng của ngành

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh tế học

Sinh viên ngành Kinh tế ra trường có thể làm những công việc gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tại các cơ quan quản lý kinh tế thuộc doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức quốc tế, phi chính phủ, tổ chức xã hội, đoàn thể… Các công việc này có thể là:

Chuyên viên phân tích và hoạch định chính sách, thẩm định, tư vấn đầu tư và quản trị chiến lược, nghiên cứu thị trường, tư vấn về lao động và quản lý nhân sự cho các tổ chức trên.

  • Các cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong các tổ chức đoàn thể và xã hội.
  • Giảng viên giảng dạy các chuyên ngành về kinh tế học.
Một số công việc khác hơi xa chuyên ngành nhưng vẫn có thể đảm nhận như:
  • Chuyên viên kinh doanh
  • Chuyên viên tín dụng
  • Chuyên viên phân tích thị trường chứng khoán
  • …

Mức lương ngành Kinh tế

Tùy theo năng lực và sở thích cá nhân mà mỗi cá nhân sẽ phù hợp với một vài nhóm ngành khác nhau, do đó mức lương của từng chuyên ngành thuộc ngành kinh tế cũng khác nhau. Bên cạnh đó, để có mức lương cao sau khi ra trường trong ngành kinh tế quan trọng nhất vẫn là có năng lực, có khả năng ngoại ngữ và liên tục học hỏi để update kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kiến thức về thị trường kinh doanh, nhạy bén nắm bắt xu hướng mới để đón đầu các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Mức lương trung bình của ngành Kinh tế ở Việt Nam dao động từ 8 – 20 triệu đồng/tháng. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương động từ 8 – 10 triệu/tháng. Đối với người có nhiều kinh nghiệm, mức lương lên đến 15 triệu/tháng. Tuỳ vào kiến thức và năng lực của mỗi người sẽ nhận được các mức lương khác nhau.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp quan trọng về ngành Kinh tế học. Chúc các bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất trong chọn trường, chọn ngành.

Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế

Để có những góc nhìn thú vị nhưng cũng gần gũi về kinh tế, Tuhoc.com.vn gợi ý các bạn tìm đọc cuốn “Người trong muôn nghề: Ngành Kinh tế có gì?” – cuốn sách bao gồm những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế.

“Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì?” giúp bạn hiểu ngành Kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Sales, Marketing, Nhân sự, Xuất nhập khẩu,… mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, Chuyên viên đầu tư, Thương mại điện tử, Nghiên cứu, Làm chính sách, Khởi nghiệp,…

Đây cũng là cuốn sách đầu tiên “giải ảo” các quan niệm như: Làm kinh tế, kinh doanh chẳng cần học những thứ lý thuyết mơ hồ trong trường hay Ra trường mà không làm đúng ngành, đúng nghề thì… chết. Bạn sẽ thấy: Các môn học đều có lý do để tồn tại; Ngành Kinh tế có thể phân loại được rõ ràng; Dân Kinh tế ai cũng từng ít nhiều… mông lung, ít nhiều làm trái ngành, trái nghề.

Bạn có thể đặt mua cuốn sách tại: Tiki


Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.

Tags: Ngành kinh tế họcNhóm ngành Kinh tế
Previous Post

Ngành Kinh tế giáo dục (Education Economic) – Mã ngành: 7149001

Next Post

Ngành Kinh tế chính trị học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Next Post
Ngành Kinh tế chính trị học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Kinh tế chính trị học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Đăng nhập
Thông báo của
guest
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết đọc nhiều

Tương quan giữa 6 nhóm Holland và Bản đồ thế giới nghề nghiệp

Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

26/11/2022
1.9k
nhà-vật-lý-học-albert-einstein

Học tập suốt đời – Kỹ năng quan trọng nhất!

05/01/2023
539
Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn

Bạn là ai? Hiểu mình để tự tin hơn khi lựa chọn

02/12/2022
390
Lý thuyết mật mã Holland

Lý thuyết mật mã Holland – Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp dành cho hướng nghiệp

21/11/2022
526

Phản hồi gần đây

  • Hiếu trong Bản đồ thế giới nghề nghiệp – Kết nối 6 nhóm Sở thích nghề nghiệp và 26 nhóm ngành nghề

Bài viết mới nhất

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

Hướng dẫn Cha mẹ hướng nghiệp cùng con

07/12/2022
45
Giản Tư Trung-Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời.jpg

Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời

05/12/2022
17
Mô hình tính cách 5 yếu tố (Five Factor Model)

Mô hình tính cách 5 yếu tố – 5 nhóm tính cách lớn (Five Factor Model – Big Five)

03/12/2022
57
Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

Tìm hiểu ngành Sư phạm tiếng Chăm (Mã ngành: 7140228)

02/12/2022
10

Chuyên mục

  • Bạn là ai?
  • Chia sẻ
  • Chủ đề Tự học
  • Định hướng
  • Định vị
  • Giáo dục
  • Góc nhìn
  • Hỏi – Đáp
  • Hướng đi phù hợp cho bạn?
  • Kho tri thức
  • Khoa học và Công nghệ
  • Kinh tế
  • Làm tốt Học hay
  • Lịch sử
  • Ngành Dịch vụ xã hội
  • Ngành học
  • Ngành Khoa học và Công nghệ
  • Ngành Kỹ thuật
  • Ngành Nghệ thuật
  • Ngành Quản trị và bán hàng
  • Ngành Vận hành
  • Người thật – Việc thật
  • Sống chất lượng
  • Tài chính
  • Thế giới nghề nghiệp
  • Tôn giáo
  • Triết học
  • Tự học
  • Tủ sách chọn lọc
KIẾN THỨC TỰ HỌC
Đăng ký nhận tài liệu và thông tin mới nhất từ Tuhoc.com.vn

TUHOC.COM.VN

Là cổng tra cứu thông tin và tư vấn HƯỚNG NGHIỆP dành cho các bạn học sinh sinh viên, đồng thời là không gian TỰ HỌC, dành cho tất cả mọi người có mong muốn tự rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân TỐT HƠN MỖI NGÀY.

DANH MỤC

  • Định vị
  • Định hướng
  • Tự học
  • Kho tri thức
  • Chia sẻ

Thông tin

  • Về chúng tôi
  • Liên hệ
  • 0876 555 234
  • info@tuhoc.com.vn
  • Bitexco Tower, Q1, TP HCM

SOCIAL MEDIA

Youtube Skype Telegram Spotify Skype Twitter
© 2022 Tuhoc.com.vn

Hỗ trợ
tư vấn

  • Định vị
    • Bạn là ai?
  • Định hướng
    • Hướng đi phù hợp cho bạn?
    • Ngành học
    • Thế giới nghề nghiệp
      • Người thật – Việc thật
  • Tự học
    • Làm tốt Học hay
    • Sống chất lượng
  • Kho tri thức
    • Giáo dục
    • Khoa học và Công nghệ
    • Kinh tế
    • Lịch sử
    • Nghệ thuật
    • Pháp luật
    • Tài chính
    • Tôn giáo
    • Triết học
    • Tủ sách chọn lọc
  • Chia sẻ
    • Góc nhìn
    • Hỏi – Đáp
  • Giới thiệu
    • Liên hệ
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
| Trả lời