Nếu bạn đang chuẩn bị để lựa chọn ngành học cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới, thì hãy cùng Tuhoc.com.vn tìm hiểu thêm về ngành Kinh tế giáo dục qua bài viết này ngay nhé.
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Giới thiệu ngành Kinh tế giáo dục
Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân Kinh tế giáo dục tại Việt Nam hiện nay.
- Mã ngành 7149001
- Khoa phụ trách: Khoa Quản lý
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân Kinh tế giáo dục
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Giáo dục nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế được ứng dụng trong giáo dục và quản lý giáo dục; hình thành và phát triển các kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện, giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực, các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.
Phương pháp đào tạo: Sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, tăng cường các hoạt động thực hành, thực tế gắn với vị trí việc làm, theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học.
Thông qua việc liên kết với một số cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, sinh viên ngành Kinh tế giáo dục có cơ hội tiếp cận thực tiễn ngay trong quá trình đào tạo. Đồng thời, thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động ngoại khóa, sinh viên được khuyến khích, phát huy tính sáng tạo và kỹ năng mềm. Nhờ đó phát triển năng lực nghề nghiệp, tăng cường khả năng thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế giáo dục.
Triển vọng nghề nghiệp ngành Kinh tế giáo dục
Tốt nghiệp cử nhân ngành Kinh tế giáo dục tại Học viện quản lý giáo dục, các bạn có khá nhiều lựa chọn nghề nghiệp tùy theo từng năng lực và nguyện vọng bản thân. Cụ thể như:
- Chuyên viên, kế toán viên, nhân viên marketing, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu, tạp chí, các bộ phận chuyên trách về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức;
- Giảng viên giảng dạy kinh tế giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
- Nghiên cứu viên nghiên cứu về kinh tế, nghiên cứu cơ sở kinh tế học cho việc phát triển các chính sách trong lĩnh vực giáo dục ở cấp độ vi mô và vĩ mô trong các cơ sở giáo dục, công ty, viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức các dự án trong nước và quốc tế.
Phương thức xét tuyển ngành Kinh tế giáo dục vào Học viện Quản lý giáo dục
Phương thức 1: Dựa vào xét tuyển học bạ THPT
Cách tính điểm: Theo cách tính chung của Bộ giáo dục và đào tạo.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển
– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Học viện.
– Bản photocopy công chứng học bạ THPT;
– Bản photocopy công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 có thể nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời sau khi trúng tuyển và làm thủ tục nhập học).
– Lệ phí xét tuyển: 30.000 đ/ hồ sơ (thí sinh nộp sau khi nhập học tại Học viện)
– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Phương thức 2: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT
– Thí sinh sử dụng kết quả tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành theo các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D10
– Thí sinh được hưởng Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (đối tượng, khu vực) theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Cách thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức 3: Tuyển thẳng
– Học viện tuyển thẳng vào tất cả các ngành (bao gồm cả ngành Kinh tế giáo dục) theo thứ tự ưu tiên từ đối tượng 1 đến đối tượng 5.
+ Đối tượng 1: Những thí sinh thuộc các đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Đối tượng 2: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố một trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện hoặc đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố;
+ Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường chuyên;
+ Đối tượng 4: Thí sinh có học lực loại giỏi 3 năm lớp 10, 11, 12 (đối với học sinh TN năm 2021 chỉ xét HK1 năm lớp 12);
+ Đối tượng 5: Thí sinh có học lực loại khá trở lên học kỳ 1 năm lớp 12, đạt chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.
– Hình thức nộp hồ sơ xét tuyển:
+ Đối tượng 1: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
+ Đối tượng 2,3,4,5: Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (mẫu kèm theo) và bản sao công chứng hợp lệ các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận đoạt giải tại các Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố hoặc tại Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố; (đối tượng 2)
2. Học bạ THPT; (Đối tượng 3,4,5)
3. Chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên (đối tượng 5);
4. Giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác (nếu có).
– Thời gian nộp hồ sơ đăng ký và xét tuyển thẳng:
+ Đối tượng 1: Thí sinh gửi hồ sơ về Sở GDĐT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đối tượng 2, 3, 4, 5: Thí sinh gửi hồ sơ về Học viện Quản lý giáo dục theo thời hạn quy định của Học viện Quản lý giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình học và kế hoạch đào tạo ngành Kinh tế giáo dục
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế giáo dục được thay đổi định kỳ để đáp ứng yêu cầu thực tế.
TT | Môn học |
A | Khối kiến thức giáo dục đại cương |
I | Phần kiến thức chung |
1 | Triết học |
2 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
5 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
6 | Tiếng Anh 1 |
7 | Tiếng Anh 2 |
8 | Logic học |
9 | Pháp luật đại cương |
10 | Tin học cơ sở |
II | Phần kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
11 | Xác suất và thống kê |
12 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
II.2 | Các học phần tự chọn (Chọn 1 trong 5 học phần dưới đây) |
13 | Đại cương về dân tộc và tôn giáo |
14 | Dân số và phát triển |
15 | Lịch sử giáo dục |
16 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
17 | Đạo đức học đại cương |
B | Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
I | Phần kiến thức cơ sở ngành |
I.1 | Các học phần bắt buộc |
18 | Toán cao cấp 1 |
19 | Toán cao cấp 2 |
20 | Pháp luật kinh tế |
21 | Giáo dục học đại cương |
22 | Quản lý hành chính nhà nước |
23 | Lịch sử tư tưởng kinh tế |
24 | Lịch sử kinh tế quốc dân |
25 | Khoa học quản lý đại cương |
I.2 |
Các học phần tự chọn (sinh viên chọn theo nhóm chuyên môn của ngành sau. Chọn 2 trong 3 học phần dưới đây).
|
Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và quản lý giáo dục | |
26 | Quản lý nhà nước về giáo dục |
27 | Lập kế hoạch giáo dục |
28 | Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục |
Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và chính sách giáo dục (Chọn 2 trong 3 học phần dưới đây) | |
29 | Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục |
30 | Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội |
31 | Kinh tế học công cộng |
Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và tài chính giáo dục (Chọn 2 trong 3 học phần dưới đây) | |
32 | Tài chính công |
33 | Nguyên lý kế toán |
34 | Lý thuyết tài chính tiền tệ |
II | Phần kiến thức ngành |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
35 | Kinh tế phát triển |
36 | Kinh tế quốc tế |
37 | Kinh tế vĩ mô 1 |
38 | Kinh tế vi mô 1 |
39 | Kinh tế vĩ mô 2 |
40 | Kinh tế vi mô 2 |
41 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế |
42 | Khoa học dự báo |
43 | Kinh tế lượng |
44 | Kinh tế học giáo dục 1 |
45 | Kinh tế học giáo dục 2 |
46 | Kinh tế học bền vững |
47 | Tiếng anh chuyên ngành |
48 | Quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục |
49 | Marketting giáo dục |
II.2 | Các học phần tự chọn (sinh viên chọn theo nhóm học phần chuyên môn của ngành sau) |
II.2.1 | Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và quản lý giáo dục (Chọn 4 trong 6 học phần dưới đây) |
50 | Quản lý dự án giáo dục |
51 | Quản lý đào tạo và quản lý học sinh, sinh viên |
52 | Quản lý hoạt động dạy học |
53 | Quản lý chất lượng |
54 | Quản lý giáo dục nghề nghiệp |
55 | Quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục |
II.2.2 | Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và chính sách giáo dục (Chọn 4 trong 6 học phần dưới đây) |
56 | Kinh tế lao động |
57 | Phân tích chính sách |
58 | Chuẩn đoán trong giáo dục |
59 | Giới và phát triển kinh tế |
60 | Kinh tế đầu tư |
61 | Quản trị chiến lược |
II.2.3 | Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và tài chính giáo dục (Chọn 4 trong 6 học phần dưới đây) |
62 | Xã hội hóa giáo dục |
63 | Quản lý chi tiêu công |
64 | Kế toán quản trị |
65 | Kế toán hành chính sự nghiệp |
66 | Kế toán máy |
67 | Kiểm toán căn bản |
III | Phần kiến thức thực tập nghiệp vụ |
68 | Thực tập 1 |
69 | Thực tập 2 |
IV | Phần khóa luận |
70 | Khóa luận |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
71 | Lý thuyết và thực tiễn về kinh tế giáo dục chuyên sâu |
72 | Kinh tế và phân tích chính sách giáo dục |
* Chương trình chưa bao gồm học phần GDTC và GDQP
Điểm chuẩn ngành Kinh tế giáo dục
Mức điểm xét tuyển ngành Kinh tế giáo dục tại Học viện Quản lý giáo dục trong những năm gần đay dao động từ 15 -18 điểm.
Tổ hợp môn xét tuyển:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
- Khối D10 (Toán, Tiếng Anh, Địa lý)
Để tham khảo chi tiết hơn về ngành học cũng như Học viện quản lý giáo dục, mời các bạn ghé thăm tại đây.
Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế
Để có những góc nhìn thú vị nhưng cũng gần gũi về kinh tế, Tuhoc.com.vn gợi ý các bạn tìm đọc cuốn “Người trong muôn nghề: Ngành Kinh tế có gì?” – cuốn sách bao gồm những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế.
“Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì?” giúp bạn hiểu ngành Kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Sales, Marketing, Nhân sự, Xuất nhập khẩu,… mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, Chuyên viên đầu tư, Thương mại điện tử, Nghiên cứu, Làm chính sách, Khởi nghiệp,…
Đây cũng là cuốn sách đầu tiên “giải ảo” các quan niệm như: Làm kinh tế, kinh doanh chẳng cần học những thứ lý thuyết mơ hồ trong trường hay Ra trường mà không làm đúng ngành, đúng nghề thì… chết. Bạn sẽ thấy: Các môn học đều có lý do để tồn tại; Ngành Kinh tế có thể phân loại được rõ ràng; Dân Kinh tế ai cũng từng ít nhiều… mông lung, ít nhiều làm trái ngành, trái nghề.
Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.