Ngành Bảo hiểm là một trong những ngành học đang được đánh giá cao tại Việt Nam hiện nay. Với sự ra đời của dịch vụ bảo hiểm, rủi ro giờ đây đang được trả bằng tiền.
Hãy cùng mình tìm hiểu về ngành Bảo hiểm và khả năng phát triển của nó trong tương lai nhé. Liệu học ngành bảo hiểm có dễ không? Tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp có đơn giản hay không?
Lưu ý: Khi các bạn đã tìm hiểu tới một ngành học cụ thể, thì đó nên là một trong 3-5 ngành học phù hợp với bản thân và đang trong quá trình so sánh – lựa chọn.
Tuyệt đối không nên bỏ qua bước tìm hiểu sở thích nghề nghiệp các bạn nhé. Nếu như bạn chưa biết các để tìm ra được sở thích nghề nghiệp của mình thì hãy đọc ở bài viết Hướng dẫn 4 bước chọn ngành – chọn nghề – chọn trường, chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, để bạn có thể thực hiện đơn giản nhất.
Giới thiệu về ngành Bảo hiểm
Ngành Bảo hiểm là gì?
Ngành Bảo hiểm (tiếng Anh là Insurance) là ngành học đào tạo kiến thức về tài chính ngân hàng và có kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn về quản lý, tổ chức tài chính và bảo hiểm.
Rủi ro là thứ luôn tiềm ẩn ở mọi nơi, mọi lúc và bảo hiểm chính là công cụ giúp bạn kiểm soát rủi ro tốt nhất hiện nay.
Ví dụ như bảo hiểm y tế bạn đóng hàng năm sẽ được sử dụng nếu chẳng may bạn có gặp phải vấn đề gì về sức khỏe, khi đi khám tại bệnh viện sẽ có thể được bảo hiểm chi trả tới 80% tiền viện phí, tuy vậy cũng có những điều khoản đi kèm nhất định.
Chắc hẳn trong thời gian gần đây các bạn cũng có nghe nói nhiều hoặc thậm chí tiếp xúc với nhiều loại bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế hay bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp trong mùa Covid 19 vừa qua.
Có thể thấy hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm và thị trường bảo hiểm tại Việt Nam có cơ hội phát triển về việc làm lớn như thế nào. Chính vì vậy, ngành bảo hiểm được đánh giá là ngành học tiềm năng, có cơ hội việc làm tốt nhất hiện nay. Tất nhiên cũng cần bạn phải có đủ sự kiên trì và cố gắng để theo ngành này, như vậy mới có thể gặt hái nhiều thành công sau này.
Chương trình học ngành Bảo hiểm sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành như kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, marketing căn bản, quản trị học, quản trị nhân sự, cách phân tích định lượng, tài chính doanh nghiệp, hệ thống tài chính tiền tệ, nguyên lý bảo hiểm, kế toán tài chính trong ngành bảo hiểm, phân tích dữ liệu, định phí bảo hiểm, tái bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính…
Ngành Bảo hiểm có mã ngành là 7340204.
Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Bảo hiểm
Không nhiều trường đào tạo ngành bảo hiểm bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là danh sách tổng hợp những trường tuyển sinh và đào tạo ngành bảo hiểm hoặc các chuyên ngành liên quan tới bảo hiểm trong năm nay để bạn có thể lựa chọn.
Các trường tuyển sinh ngành Bảo hiểm năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:
Tên trường | Điểm chuẩn 2022 |
Đại học Kinh tế quốc dân | 26.4 |
Đại học Lao động – Xã hội | 21.15 |
Học viện Tài chính | |
Đại học Ngân hàng TPHCM | |
Đại học Kinh tế TPHCM | 24.8 |
Đại học Hoa Sen | |
Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2 | |
Đại học Kinh tế – Kỹ thuật công nghiệp | 21 |
Điểm chuẩn ngành Bảo hiểm năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 21 và cao nhất là 26.4 điểm (thang điểm 30).
Các khối thi ngành Bảo hiểm
Các bạn có thể sử dụng các khối sau để đăng ký xét ngành Bảo hiểm.
Tổ hợp xét tuyển ngành Bảo hiểm năm 2022 bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
- Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D10 (Toán, Địa, Anh)
Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm
Theo học ngành bảo hiểm, các bạn sẽ được học tập và trau dồi kiến thức về lĩnh vực bảo hiểm trong đó có bảo hiểm thương mại và bảo hiểm xã hội.
Ngoài các kiến thức cơ bản về bảo hiểm, các bạn còn được tiếp cận và nắm được các quy định của nhà nước về bảo hiểm (cụ thể là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp), các quy trình và cách thức tham gia, sử dụng dịch vụ bảo hiểm, quy trình nghiệm thu bảo hiểm, các vấn đề khác liên quan tới bảo hiểm xã hội…
Một số môn học bạn sẽ học gồm quản lý pháp luật nhà nước, thương mại kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ đầu tư, phân tích tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, môi giới bảo hiểm…
Có nên học ngành Bảo hiểm không?
Như mình đã chia sẻ ở trên, nếu bạn thực sự yêu thích thì nên lựa chọn ngành này. Hoặc ít nhất nếu bạn chọn vì khả năng phát triển của nó thì bạn cần phải cố gắng hơn rất nhiều bởi ngành học nào cũng vậy thôi, nếu bạn làm chủ được kiến thức nó mang lại, ngành nào cũng có thể kiếm ra tiền.
Nhu cầu việc làm ngành bảo hiểm ở đâu cũng có và đang tăng lên hàng giờ. Chính vì vậy, đây cũng là một hướng đi triển vọng dành cho bạn. Hãy tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và cố gắng vì nó nhé.
Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm
Tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm của trường Đại học Hoa Sen.
Chi tiết chương trình như sau:
I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
Triết học Mác – Lênin |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Pháp luật đại cương |
Phương pháp học đại học |
Triết học trong cuộc sống |
Kỹ năng truyền thông |
Đạo đức nghề nghiệp |
Tư duy phản biện |
Dẫn nhập phương pháp nghiên cứu |
Truyền thông đại chúng và xã hội |
Tâm lý học: Khái niệm và ứng dụng |
Xử lý khủng hoảng |
Luật an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu toàn cầu |
Tin học ứng dụng khối ngành kinh tế |
Anh văn giao tiếp quốc tế 4 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 5 |
Anh văn giao tiếp quốc tế 6 |
Giáo dục thể chất |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
Thực tập nhận thức tại doanh nghiệp |
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
1. Kiến thức cơ sở |
Kinh tế vi mô |
Kinh tế vĩ mô |
Nguyên lý kế toán |
Marketing căn bản |
Quản trị học |
Nhập môn hệ thống thông tin quản lý |
Nhập môn Kinh doanh quốc tế |
Quản trị nhân sự |
Phân tích định lượng |
Tài chính doanh nghiệp |
Luật và đạo đức kinh doanh |
Thống kê trong kinh doanh |
Tài chính tiền tệ |
2. Kiến thức ngành chính |
a) Kiến thức chung ngành chính |
Nguyên lý bảo hiểm |
Kế toán tài chính trong ngành bảo hiểm |
Nhập môn Toán tài chính |
Phân tích dữ liệu |
Nhập môn về Công nghệ tài chính |
Định phí bảo hiểm |
Tái bảo hiểm |
Quản trị rủi ro tài chính |
b) Kiến thức chuyên sâu ngành chính |
Học phần bắt buộc: |
Phương pháp định lượng trong tài chính |
Tài chính tập đoàn đa quốc gia |
Tài chính hành vi |
Rủi ro, thông tin và bảo hiểm |
Thiết lập các mô hình tài chính |
Các công cụ tài chính phái sinh |
Quản trị rủi ro doanh nghiệp |
Bảo hiểm nhân thọ |
Bảo hiểm phi nhân thọ |
Ứng dụng blockchain trong tài chính |
Đề án |
Đề án ứng dụng Công nghệ bảo hiểm |
Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường
Theo cá nhân mình thấy, những công việc phổ biến của ngành bảo hiểm có thể kể tới như:
- Người môi giới bảo hiểm: Làm việc cho các công ty bảo hiểm, người trực tiếp tiếp cận với người dân, cá nhân, tổ chức để tư vấn dịch vụ để họ tham gia bảo hiểm. Khi ký hợp đồng bảo hiểm thành công, người môi giới sẽ nhận được một khoản hoa hồng từ các công ty bảo hiểm này
- Cán bộ bán bảo hiểm cho cơ quan nhà nước: Các bạn có thể dễ dàng mua bảo hiểm y tế cho cá nhân và gia đình ngay tại ủy ban nhân dân phường/xã và người thực hiện việc bán cho bạn chính là các cán bộ nhà nước về bảo hiểm
- Kế toán hãng bảo hiểm: Là người thực hiện các công việc về kế toán, tài chính và quản lý về tiền, nợ và tài sản của công ty bảo hiểm. Họ làm việc tại phòng ban tài chính, kế toán công ty bảo hiểm
- Người đánh giá rủi ro: Trong lĩnh vực bảo hiểm, việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng bởi nó liên quan tới việc có hay không khả năng ký hợp đồng bảo hiểm, khả năng mang lại lợi nhuận sau hợp đồng cũng như khoản tiền hợp đồng bảo hiểm cần phải đóng của khách hàng. Người thực hiện đánh giá rủi ro sẽ dựa vào các thông tin thu thập được để nghiên cứu và đưa ra quyết định cấp hay không cấp đơn bảo hiểm
- Chuyên viên giám định thiệt hại và bồi thường: Khi khách hàng chẳng may găp sự cố, đây chính là lúc các chuyên viên này làm việc. Thông qua các nghiệp vụ, họ đánh giá mức thiệt hại xác định số tiền chi trả đền bù cho khách hàng
Và một số công việc ít phổ biến hơn, cao cấp hơn và cũng ít người biết tới hơn như:
- Chuyên viên đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm: Một level cao hơn của người môi giới bảo hiểm. Những chuyên viên này có sự hiểu biết hơn người về lĩnh vực bảo hiểm. Họ sở hữu khả năng phân tích và đánh giá rủi ro hơn ai hết, họ cũng là những người mang lại khách hàng và là nguồn thu chính cho công ty bảo hiểm
- Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư: Cũng khá giống với các ngân hàng, các hãng bảo hiểm sau khi nhận tiền mua bảo hiểm của khách hàng sẽ mang số tiền đi để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. Người chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển các danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm được gọi là chuyên viên quản lý danh mục đầu tư
- Nhà nghiên cứu về bảo hiểm: Những người nghiên cứu về hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, họ là những người có tầm hiểu biết sâu rộng trong về bảo hiểm, họ thực hiện việc nghiên cứu và phát triển về bảo hiểm trên cả lý thuyết và thực hành. Ngoài ra, họ cũng tham gia công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng
- Lý toán sư: Công việc cấp cao, đòi hỏi có kiến thức chuyên sâu và phải trải qua nhiều khóa đào tạo chuyên nghiệp về tài chính và toán. Công việc của lý toán sư là tính gia sphis dịch vụ bảo hiểm, lên chiến lược đầu tư tài chính, thống kê các rủi ro có thể xảy ra với công ty bảo hiểm. Thường những lý toán sư sẽ được đào tạo tại nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp… Công việc của lý toán sư đòi hỏi sự chính xác trăm phần trăm bởi chỉ 1 sai sót nhỏ như hạt cát cũng có thể mang đến tai họa cho cả công ty. Nghe có vẻ kinh khủng nhưng đó lại là sự thực
- Chuyên viên tái bảo hiểm: Là những người thực hiện công việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm của công ty này sang công ty khác hoặc từ công ty khác chuyển nhượng lại công ty này. Công việc này ở Việt Nam là rất hiếm và thường làm việc với các công ty quốc tế.
- Chuyên viên phát triển bảo hiểm: Những người chịu trách nhiệm cho việc phát triển và đổi mới các sản phẩm, chương trình bảo hiểm cho công ty.
Mức lương ngành Bảo hiểm
Theo thống kê, mức lương bình quân ngành Bảo hiểm dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng, tương đối thấp so với mặt bằng chung các ngành. Tuy nhiên thu nhập của người làm trong ngành bảo hiểm thường được tính thêm doanh số giá trị các gói bảo hiểm bán ra. Chính vì mà mức thu nhập nói chung ngành này cũng dao động trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Tư chất cần có
Ngành học nào cũng vậy, ngoài những kiến thức bạn có thể học hỏi được thì tư chất là một trong những yếu tố góp phần giúp bạn thành công hơn trong công việc.
Với ngành bảo hiểm, một số tư chất sau đây là khá cần thiết:
- Niềm đam mê với học hỏi, tìm tòi kiến thức
- Khả năng tư duy logic và đánh giá vấn đề cần giải quyết
- Tư duy tốt về các môn học tự nhiên
- Khả năng ngoại ngữ tốt
- Phản ứng nhanh nhạy, xử lý tốt các tình huống phát sinh
- Có khả năng truyền đạt tốt, khả năng tạo cảm hứng trong cuộc nói chuyện
- Luôn nắm bắt tốt các xu hướng bảo hiểm nói chung
Trên đây là một số yếu tố mà bạn có thể nắm được trong quá trình học tập và làm việc trong môi trường ngành bảo hiểm. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào trong việc lựa chọn ngành và trường cho tương lai của các bạn.